Duy trì chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi, phòng ngừa suy dinh dưỡng

Khi tuổi tác đã cao, cơ thể mọi người sẽ không còn duy trì được trạng thái ổn định như trước đây. Cơ chế hấp thụ các dưỡng chất cũng giảm dần. Đó cũng là lý do lớn nhất khiến người cao tuổi thường phải đối diện với nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng không quá hiếm gặp, nhưng nếu kéo dài thì sẽ khá nguy hiểm đối với sức khỏe của người cao tuổi. Tình trạng này hoàn toàn có thể ngăn ngừa bằng nhiều cách, và điển hình nhất đó chính là việc cung cấp chất dinh dưỡng đúng cách cho người cao tuổi. Bài viết dưới đây mình sẽ hướng dẫn cách chăm sóc theo chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi, hãy theo dõi nhé!

Điều gì gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở người cao tuổi?

Có nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở người cao tuổi. Trong đó chủ yếu do tuổi cao khiến các cơ quan trong cơ thể bị thoái hóa, đặc biệt là hệ tiêu hoá hoạt động kém hiệu quả. Ruột, dạ dày bị suy yếu. Đó là một trong những nguyên nhân chính khiến người cao tuổi hay bị rối loạn tiêu hóa với triệu chứng: ăn không ngon, đầy bụng chướng hơi, tiêu chảy, táo bón… Bên cạnh đó, do người cao tuổi thường mắc các bệnh mạn tính, bệnh lý dạ dày, ung thư… nên thường xuyên mệt mỏi, ăn không ngon miệng dẫn tới biếng ăn.

Tình trạng suy dinh dưỡng khá phổ biến ở những người vào độ tuổi 70
Tình trạng suy dinh dưỡng khá phổ biến ở những người vào độ tuổi 70

Khả năng nhai nuốt, răng yếu đi ảnh hưởng đến vị giác. Điều này khiến cho người cao tuổi bị giảm cảm giác thèm ăn, ăn uống kém đi. Chức năng tiết các dịch tiêu hóa như nước bọt, dịch vị, dịch ruột, lượng máu tới các cơ quan này bị giảm sút.Điều nàykhiến khả năng tiêu hóa thức ăn bị kém, khó hấp thu các chất dinh dưỡng. Nếu để tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng kéo dài, người cao tuổi sẽ ngày một gầy yếu. Các bệnh đang có trầm trọng hơn dẫn tới suy kiệt sức khỏe.

Duy trì chế độ dinh dưỡng cần thiết cho người cao tuổi

Để phòng ngừa suy dinh dưỡng, người cao tuổi cần được chăm sóc tốt về chế độ ăn uống. Hơn nữa họ cần có một đời sống tinh thần khỏe mạnh.  Người thân trong gia đình, đặc biệt là con cái nên thường xuyên quan tâm, hỏi thăm, động viên cha mẹ. Tránh để người cao tuổi cảm thấy cô đơn dẫn đến biếng ăn, ăn không ngon miệng.

Giảm chất đường bột

Nhu cầu năng lượng ở người 60 tuổi giảm đi 20%, ở người trên 70 tuổi giảm đi 30% so với người 25 tuổi. Theo nhu cầu khuyến nghị của người Việt Nam, với người cao tuổi nhu cầu về năng lượng là từ 1700-1900 kcal/người/ngày. Năng lượng từ ngũ cốc cung cấp 68%, các chất béo cung cấp 18% và các chất đạm cung cấp 14% tổng nhu cầu năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Người cao tuổi cần điều chỉnh chế độ ăn để giữ cân nặng ổn định. Nên duy trìn chỉ số BMI từ 18,5-22,9.

Chọn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu

Người cao tuổi nên lựa chọn các loại thức ăn dễ tiêu
Người cao tuổi nên lựa chọn các loại thức ăn dễ tiêu

Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người cao tuổi. Chú trọng những thức ăn chế biến mềm, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu. Không nên ăn nhiều các loại thịt đỏ khó tiêu như thịt bò, thịt trâu. Ăn thêm những loại đạm dễ tiêu như tôm cá, thịt lợn và chất béo như dầu thực vật. Nên ăn thêm nhiều rau và các loại quả chín tươi như đu đủ, chuối, cam; ngũ cốc, vừng, lạc…

Hãy ăn ngay sau khi chế biến

Thức ăn cho người cao tuổi nên chế biến kỹ. Chúng cần được đảm bảo vệ sinh và phù hợp với hệ tiêu hoá của ngưới cao tuổi. Nên ăn ngay sau khi chế biến khi còn nóng, ấm. Như vậy sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu được dễ dàng.

Lưu ý giờ giấc ăn

Chú ý ăn đúng giờ, không bỏ bữa. Đối với người già yếu, đang điều trị bệnh, khó ăn uống. Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để đảm bảo số lượng và đủ chất dinh dưỡng.

Tránh các loại thực phẩm sau

Khi chế biến thức ăn cho người cao tuổi nên lựa chọn thực phẩm tươi sạch, an toàn, chế biến tại gia đình. Không nên ăn thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến dưới dạng tái, gỏi… Bởi vì những loại thức ăn này rất dễ gây chướng bụng đầy hơi, rối loạn tiêu hóa. Không uống rượu bia hoặc các chất uống có cồn khác.

Tóm lại, người cao tuổi nên thay đổi thực đơn thường xuyên, tránh đơn điệu để bữa ăn sẽ ngon hơn. Các món ăn chế biến mềm, thái nhỏ, hầm kỹ. Như vậy sẽ phù hợp với hàm răng yếu và dễ tiêu hóa. Không ăn quá no, nhất là vào buổi tối. Sau khi ăn xong nên ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng trong vòng 30 phút sẽ giúp dạ dày nhào trộn thức ăn và dễ tiêu.

Ngoài chế độ dinh dưỡng tốt, người cao tuổi nên rèn luyện sức khoẻ bằng các bài tập thể dục phù hợp, việc tập luyện, dù chỉ tập nhẹ nhàng cũng giúp nâng cao sức khoẻ, kích thích sự ngon miệng và tiêu hoá, hấp thu tốt dinh dưỡng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *