Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có nguy hiểm? Cách phòng tránh hiệu quả

Bệnh nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh là một bệnh cấp tính do vi khuẩn lưu hành trong máu và gây ra các triệu chứng lâm sàng khác nhau, suy đa phủ tạng và sốc nhiễm trùng. Vi khuẩn gây nhiễm trùng huyết thường là E.coli, liên cầu, Listeria, Klebsiella, tụ cầu, Pseudomonas,… Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn huyết ở trẻ là: sinh non, nhẹ cân, người mẹ bị sốt, nhiễm trùng trước khi sinh. Cũng như thời điểm vỡ ối trên 12 giờ trước khi sinh, nước ối bẩn… Nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra sau sinh 1 đến 2 tuần. Do đó, cần chuẩn bị những kiến thức để phòng ngừa bệnh cho trẻ ngay từ khi mẹ còn mang thai.

Các nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh là gì?

Nhiễm trùng sơ sinh
Nhiễm trùng sơ sinh thường là do tác nhân vi trùng xâm nhập trực tiếp vào cơ thể trẻ

Nhiễm trùng huyết sơ sinh có thể do vi khuẩn như Escherichia coli, Listeria và một số chủng liên cầu khuẩn gây ra. Trong đó, liên cầu khuẩn nhóm B là nguyên nhân chính gây ra nhiễm trùng sơ sinh. Tuy nhiên, vấn đề này đã trở nên ít phổ biến hơn. Khi phụ nữ được thăm khám sàng lọc tốt trong thai kỳ.

Nhiễm trùng sơ sinh thường là do tác nhân vi trùng xâm nhập trực tiếp vào cơ thể trẻ. Tuy nhiên, sự xâm nhập của vi trùng theo những con đường khác cũng có thể gián tiếp gây bệnh. Ví dụ, bé có thể bị nhiễm bệnh trước khi sinh. Nếu nước ối trong bào thai đã bị nhiễm trùng. Không chỉ thế, trong quá trình chuyển dạ sinh. Trẻ sơ sinh cũng có thể bị nhiễm trùng do thủ thuật, thao tác đỡ sinh. Cuối cùng, sau khi sinh ra, em bé vẫn có thể bị nhiễm trùng trong quá trình chăm sóc tại bệnh viện hoặc ở nhà.

Nguy cơ làm gia tăng bệnh nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết khởi phát sớm

  • Mẹ bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B khi mang thai
  • Sinh non
  • Vỡ ối hơn 18 giờ trước khi sinh
  • Nhiễm trùng các mô nhau thai và nước ối (viêm màng đệm)

Nhiễm trùng huyết khởi phát muộn

  • Có sử dụng các ống thông trong mạch máu để một thời gian dài
  • Nuôi dưỡng tại bệnh viện trong một thời gian dài.

Cách phòng tránh nhiễm trùng huyết

Chú ý trước khi sinh phòng bệnh nhiễm trùng huyết

  • Bà mẹ phải được khám thai định kỳ và tiêm chủng đầy đủ. Nếu có viêm nhiễm âm đạo (hoặc bệnh lây qua đường tình dục…) thì phải được chữa trị triệt để.
  • Cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng, phòng suy dinh dưỡng cho bà mẹ.
  • Chăm sóc vệ sinh cho bà mẹ mang thai tốt.
  • Xử trí tốt những trường hợp ối vỡ sớm, ối vỡ non. Tránh để chuyển dạ kéo dài.

Trong quá trình sinh

Khi đẻ, phải đến cơ sở y tế để được nữ hộ sinh theo dõi và đỡ. Dụng cụ đỡ phải tiệt trùng, bàn tay người đỡ phải được rửa sạch bằng nước chín, đi găng vô trùng. Nếu thai phụ vỡ ối sớm, phải dùng ngay kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn. Bảo đảm sinh sạch. Tránh các biến chứng sản khoa: sinh ngạt, sang chấn sản khoa cho mẹ và con.

Sau khi sinh

rửa tay
Phải rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Đây là biện pháp rất quan trọng và hiệu quả trong phòng ngừa bệnh nhiễm trùng máu.
  • Chăm sóc vệ sinh da, rốn, mắt của trẻ
  • Phòng ốc cho trẻ sơ sinh cần thoáng, ấm, sạch và có đủ ánh sáng.
  • Dùng tã lót, áo mũ sạch sẽ vô trùng
  • Cho trẻ bú sữa mẹ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *