Bệnh suy hô hấp ở người già là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh

Bệnh suy hô hấp là tình trạng suy giảm chức năng thông khí của hệ hô hấp hoặc chức năng trao đổi khí của phổi. Trong đó suy hô hấp cấp là nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân phải nhập viện tại khoa Hồi sức tích cực. Biến chứng nguy hiểm tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và có tiên lượng bệnh khác nhau. Người cao tuổi dễ mắc các bệnh về hô hấp, trong đó có suy hô hấp. Suy hô hấp có phải là vấn đề ở người cao tuổi không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh lý này thông qua bài viết dưới đây nhé. Nếu nhà bạn có người cao tuổi đây là bài viết mà bạn không thể bỏ qua đấy.

Tại sao người cao tuổi dễ mắc bệnh suy hô hấp?

Hút thuốc
Hút thuốc chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh suy hô hấp

Có nhiều nguyên nhân khiến người cao tuổi mắc bệnh suy hô hấp:

  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng tổn thương nhu mô phổi dẫn tới bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính. Làm giảm khả năng bảo vệ. Đồng thời gia tăng nguy cơ nhiễm trùng cũng như nguy cơ mắc ung thư phổi.
  • Các ổ nhiễm trùng răng miệng kề cận đưa tới viêm nhiễm đường hô hấp trên cũng như hô hấp dưới.
  • Sự thay đổi thời tiết cũng là yếu tố thúc đẩy các bệnh cấp tính ở đường hô hấp. Ngoài ra, người cao tuổi hay mắc các bệnh mạn tính như: tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, suy gan, suy thận… Làm thay đổi khả năng bảo vệ của cơ thể. Khiến cơ thể yếu dần và suy yếu, dễ mắc bệnh

Bệnh suy hô hấp ở người cao tuổi có triệu chứng gì?

Biểu hiện lâm sàng suy hô hấp ở người cao tuổi thường gặp như khó thở khi gắng sức. Sau khó thở thường xuyên, khó thở nhanh, thở không đều, khò khè. Hơi thở sẽ chậm dần, thở nông do các cơ hô hấp bị suy yếu. Bên cạnh đó, mặt, môi, vành tai, các đầu chi tím tái. Mất khả năng ho khạc. Nghe phổi rì rào phế nang giảm, có ran ẩm, ran nổ. Nghe mỏm tim đập ở mũi xương ức.

Ở người già, nhiệt độ không tăng cao như ở người trẻ nên rất dễ bị nhầm bệnh nhẹ. Nhưng khi đã có viêm phổi thì tình trạng tổn thương phổi, suy hô hấp diễn tiến nhanh và nặng nề hơn. Khi thấy các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc suy hô hấp.

Người cao tuổi cần đến khám bác sĩ chuyên khoa Hô hấp để được chẩn đoán chính xác bệnh. Tùy vào mức độ nặng – nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Việc điều trị sớm với phương pháp thích hợp sẽ làm tăng khả năng hồi phục cũng như giảm tỉ lệ tử vong cho người bệnh

Suy hô hấp ở người già có nguy hiểm không?

Theo Bộ Y tế, tỷ lệ tử vong do suy hô hấp giảm oxy máu là khoảng 40 – 60%, tăng CO2 trong máu là 10 – 25%. Ngoài ra, các biến chứng nghiêm trọng khác có thể xảy ra:

nhiễm trùng máu
Biến chứng của suy hô hấp có thể gây ra nhiễm trùng máu
  • Biến chứng tại phổi: nhồi máu phổi, xơ phổi, nhiễm trùng phổi, tràn khí và tràn màng dịch phổi.
  • Biến chứng tại thận: Suy thận cấp, hoại tử ống thận cấp, rối loạn nước điện giải.
  • Biến chứng tim mạch: viêm màng tim, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, suy tim.
  • Hệ tiêu hóa: tiêu chảy, loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, liệt ruột,…
  • Gây nhiễm trùng máu, nhiễm trùng tiểu
  • Tăng nguy cơ tử vong do suy hô hấp.

Một số biện pháp phòng ngừa suy hô hấp ở người cao tuổi

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó người già khi sức đề kháng yếu dần cần tự bảo vệ mình bằng các biện pháp như:

  • Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, nhất là khi xì mũi, sau khi đi vệ sinh đại – tiểu tiện, trước khi chuẩn bị ăn uống hay chuẩn bị thức ăn.
  • Không nên hút thuốc lá vì có thể gây phá hủy phổi, giảm các chức năng hô hấp. Người cao tuổi cũng cần tránh tiếp xúc với khói thuốc.
  • Khi làm vệ sinh nhà cửa hoặc những vùng bụi bẩn nên đeo khẩu trang.Hạn chế sử dụng máy lạnh hay máy quạt, nếu sử dụng máy lạnh thì nên để nhiệt độ từ 24-25 độ C, không nằm ngay luồng gió máy lạnh thổi ra.
  • Thường xuyên tập thể dục nâng cao thể lực nhưng không nên tập quá sức, giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, kiểm soát điều trị tốt các bệnh mãn tính.
  • Thường xuyên uống nhiều nước, uống nước đầy đủ giúp tuần hoàn cơ thể tốt và đào thải các chất cặn bã ra ngoài.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *