Vẫn cấm rượu bia tại các cơ sở dịch vụ ăn uống và giải trí

Thông thường các cơ sở kinh doanh đông khách tụ tập chính là trung tâm thương mại, quán nước, tiệm cà phê và đặc biệt là các quán nhậu, bar hay karaoke. Sẽ không có chuyện gì nếu mọi người tỉnh táo và tự chủ được bản thân, nhưng khi đã uống rượu bia thì xu hướng tiếp xúc gần của con người lại tăng lên, điều này dẫn đến nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid – 19 vô cùng cao. Chính vì vậy mà BQL An toàn thực phẩm TP. HCM chưa đề xuất cho các cơ sở hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này hoạt động trở lại. Hãy cùng chúng tôi hiểu rõ hơn về ý định của các sở ngành trong việc kiểm soát dịch bệnh lây lan.

Lý giải về tham mưu “không bán rượu bia”

Trưa 25-10, trao đổi với phóng viên, bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM đã có lý giải về tham mưu “không bán rượu, bia” trong các tiêu chí để cơ sở dịch vụ ăn uống phục vụ tại chỗ trở lại. Theo bà Phong Lan, các tiêu chí trên đã được lấy ý kiến từ các sở ngành. Trong đó có Sở Y tế, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM là cơ quan đầu mối tham mưu cho UBND TP ban hành.

Hiện văn bản này vẫn chưa được phê duyệt nên chưa có hiệu lực. Trước đó, ý kiến từ nhiều sở ngành yêu cầu các cơ sở phải giữ khoảng cách 2 mét. Tần suất xét nghiệm Covid-19, về số lượng người tối đa phục vụ trong một thời điểm,… Nhưng đã được tháo gỡ, tạo sự thông thoáng cho các cơ sở kinh doanh.

Các quán nhậu khu Phan Xích Long (quận Bình Thạnh) vẫn im lìm
Các quán nhậu khu Phan Xích Long (quận Bình Thạnh) vẫn im lìm

“Khi ăn uống, người tham gia không đeo khẩu trang. Nếu uống rượu, bia thì sự tiếp xúc giữa người với người nhiều hơn. Dẫn đến nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao hơn. Điều này tương tự như quán bar và karaoke hiện vẫn chưa được phép hoạt động. Tất nhiên người dân có nhu cầu dùng rượu, bia tại quán. Chủ quán cũng muốn hoạt động trở lại để phục hồi kinh tế. Nhưng do tình hình dịch bệnh còn phức tạp nên việc mở cửa phải từ từ, từng bước. Ngoài ra, rượu bia không phải là mặt hàng được khuyến khích tiêu thụ nên người dân cố gắng đợi thêm” – bà Phong Lan nói.

Cơ sở kinh doanh sẽ được mở lại nếu trở thành vùng xanh

Phòng chống dịch đạt 6 tiêu chí

Cũng theo bà Phong Lan, đề xuất chưa cho phép bán rượu, bia đối với cơ sở dịch vụ ăn uống phục vụ tại chỗ chỉ là tạm thời. Nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt, TP HCM trở thành “vùng xanh” thì sẽ có thêm nhiều hoạt động kinh tế được trở lại. Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP. HCM vừa có tờ trình gửi UBND TP. Nội dung về bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn. Đặc biệt là trong phòng chống dịch Covid-19 đối với cơ sở dịch vụ ăn uống trên địa bàn.

Các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực phải thực hiện nghiêm túc những quy định về an toàn thực phẩm. Ngoài ra còn có các quy định về phòng chống dịch và đạt 6 tiêu chí. Đáng chú ý, tiêu chí số 6 quy định cơ sở dịch vụ ăn uống phục vụ tại chỗ không sử dụng máy điều hòa. Yêu cầu nhiệt độ trong không gian kín, không bán rượu, bia. Khách ăn uống tại chỗ phải bảo đảm an toàn. Thực hiện đúng theo hướng dẫn của ngành y tế trong công tác phòng chống dịch Covid-19.

Các tiêu chí còn lại

Về số lượng người bán, người mua cùng một thời điểm, tiêu chí số 5 không quy định “cứng”. Tùy vào cấp độ dịch tại nơi kinh doanh, cơ sở thực hiện. Hạn chế số lượng người theo hướng dẫn của ngành y tế. Các cơ sở dịch vụ ăn uống phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm (trừ trường hợp được miễn). Đăng ký mã QR là tiêu chí số 1 để được hoạt động. Nhân viên và người đến cơ sở (khách hàng, người giao nhận…) phải tuân thủ 5K.

Hàng quán mở cửa phải tuân thủ tiêu chí giãn cách
Hàng quán mở cửa phải tuân thủ tiêu chí giãn cách

Thực hiện quét mã QR (tiêu chí số 4). Tiêu chí 2 và 3 yêu cầu cơ sở phải đáp ứng các quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm. Triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Ví dụ như: bố trí khu vực giao – nhận hàng hóa, có dung dịch rửa tay sát khuẩn và phương tiện làm khô tay…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *