Hàng không thương mại Châu Á Thái Bình Dương không ngừng lớn mạnh đến 2040

Những quốc gia Đông Nam Á với mức tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đang chứng kiến sự tăng trưởng của những đội tàu bay cùng lượng hành khách đi lại cao hơn mức trung bình trên toàn cầu. Tại Đông Bắc Á những nền kinh tế phát triển dự kiến sẽ tiếp tục hỗ trợ thị trường di chuyển hàng không ở trạng thái cân bằng trong mọi phân khúc từ nội địa, khu vực hay những đường bày dài.

Đồng thời Boeing cũng hợp tác với những khách hàng, chính phủ các nước cùng các cơ sở giáo dục nhằm bảo đảm thị trường đáp ứng mọi nhu cầu về đào tạo trong vòng 20 năm tới. Đặc biệt trang bị những công cụ hàng đầu, được xây dựng và phân tích chuyên sâu nhằm để hỗ trợ nhân sự trong ngành hàng không vừa nâng cao tính hiệu quả vừa ổn định trong hoạt động khai thác.

Mở rộng mạng lưới nội vùng

Các hãng bay giá rẻ được dự báo sẽ mở rộng mạng lưới nội vùng với tàu bay thân hẹp. Trong khi thị trường mở rộng và các hiệp đinh thương mại sẽ cho phép các hãng bay đầu tư vào các tàu bay thân rộng tiết kiệm nhiên liệu để phục vụ các tuyến đường dài. Đông Nam Á được dự báo cần 4.465 tàu bay mới. Giá trị đến 765 tỷ USD. Và các dịch vụ hàng không thương mại trị giá 790 tỷ USD vào năm 2040.

Tập đoàn chế tạo máy bay Boeing ước tính đến năm 2040, di chuyển bằng máy bay trong khu vực châu Á Thái Bình Dương sẽ chiếm gần một nửa lưu lượng hàng không toàn cầu. Làm gia tăng nhu cầu thêm mới 17.645 máy bay. Với tổng giá trị khoảng 3,1 nghìn tỷ USD, trong 20 năm tiếp theo. Để hỗ trợ ngành hàng không thương mại của mình, các quốc gia châu Á Thái Bình Dương cũng yêu cầu các dịch vụ hậu mãi. Đạt giá trị 3,7 nghìn tỷ USD.

máy bay
Các hãng bay giá rẻ được dự báo sẽ mở rộng mạng lưới nội vùng với tàu bay thân hẹp

Tất cả những số liệu này được Boeing liệt kê trong Dự báo Thị trường thương mại (CMO) 2021 trên toàn cầu. Trong đó có khu vực châu Á Thái Bình Dương. Qua đó đề cập đến những dự báo dài hạn của công ty về nhu cầu máy bay thương mại và dịch vụ.

Thị trường Châu Á Thái Bình Dương đa dạng

Thị trường di chuyển bằng máy bay của các quốc gia châu Á Thái Bình Dương rất đa dạng. Bao gồm các quốc gia phát triển ở Đông Bắc Á và châu Đại Dương. Cũng như các nước đang phát triển như:

– Trung Quốc

– Nam Á

– Đông Nam Á

Theo Boeing, nhờ hoạt động tiêm chủng vắc xin Covid-19 được mở rộng, ngành hàng không đang dần hồi phục. Mang đến lợi thế cho các hãng hàng không của châu Á Thái Bình Dương. Nhằm để khôi phục những chuyến bay nghỉ dưỡng và công tác; cũng như dịch vụ vận tải hàng không.

đội bay
Các hãng bay luôn tìm cách để cải thiện tính bền vững và linh hoạt của đội bay

Theo dự báo của Boeing, các quốc gia Đông Nam Á có sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đang chứng kiến sự tăng trưởng các đội tàu bay; và lượng hành khách đi lại cao hơn mức trung bình toàn cầu. Việc thay thế các tàu bay sẽ chiếm khoảng 75% các chuyến bay mới. Vì các hãng bay luôn tìm cách để cải thiện tính bền vững và linh hoạt của đội bay. Khu vực này được dự đoán cần 1.385 tàu bay mới. Giá trị 310 tỷ USD. Cùng với các dịch vụ có giá trị 555 tỷ USD trong vòng 20 năm tới.

Hạ tầng giao thông trọng yếu

Ở châu Đại Dương, hàng không thương mại là hạ tầng giao thông trọng yếu. Nhất là trong các chặng đường dài và quốc đảo. 80% lưu lượng hành khách di chuyển nội địa và trong khu vực sẽ thúc đẩy nhu cầu sử dụng máy bay một thân hẹp. Trong khi dòng máy bay thân rộng linh hoạt như 787 Dreamliner sẽ hỗ trợ cho sự phát triển của mạng lưới bay quốc tế đường dài. Châu Đại Dương dự kiến sẽ cần 785 máy bay phản lực mới trị giá 135 tỷ USD. Và dịch vụ hàng không trị giá 165 tỷ USD vào cuối giai đoạn dự báo.

Ông Darren Hulst – Phó Chủ tịch phụ trách Marketing thương mại của Boeing – nhận xét: “Khi các hạn chế đi lại được dỡ bỏ và du khách dần lấy lại tự tin khi đi du hành. Tình hình đi lại nói chung trong châu Á Thái Bình Dương đã có những phục hồi rất mạnh mẽ. Các hãng hàng không có đội bay hiệu quả và linh hoạt sẽ được định vị. Nhằm để đáp ứng nhu cầu của hành khách và nhu cầu của các hãng vận chuyển hàng hóa bằng máy bay trong việc giảm thiểu sử dụng nhiên liệu và chi phí vận hành”.

Nhu cầu với máy bay thân hẹp tăng

Boeing cũng đưa ra dự báo về khu vực châu Á Thái Bình Thương đến năm 2040. Họ cho rằng nhu cầu đối với máy bay thân hẹp sẽ đạt khoảng 13.500 chiếc. Chiếm 3/4 lượng máy bay được giao. Máy bay thân rộng vận chuyển cả hành khách và hàng hóa sẽ cần tổng cộng 3.800 chiếc.

Đội tàu bay chở hàng cũng sẽ tăng gấp ba lần lên 1.160 chiếc. Gồm cả máy bay mới và máy bay được chuyển đổi. Nhằm để hỗ trợ đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu và đáp ứng nhu cầu thương mại điện tử. Đội tàu bay chở hàng của châu Á Thái Bình Dương dự kiến sẽ gần bằng đội tàu bay chở hàng của Bắc Mỹ vào năm 2040.

nhân viên hàng không
Dự báo phi công và kỹ thuật viên của Boeing sẽ cần khoảng 820.000 nhân viên hàng không mới

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế và đội bay, Boeing cũng chỉ ra nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa, đại tu và điều chỉnh đội bay sẽ chiếm phần lớn nhu cầu dịch vụ hàng không thương mại. Các giải pháp kỹ thuật số, dịch vụ phân tích và đào tạo cũng sẽ hỗ trợ cho đội bay châu Á Thái Bình Dương.

Nhu cầu về phi công và kỹ thuật viên

Dự báo về phi công và kỹ thuật viên (PTO) năm 2021 của Boeing dự đoán khu vực này sẽ cần khoảng 820.000 nhân viên hàng không mới. Bao gồm:

– Hơn 230.000 phi công

– Gần 250.000 kỹ thuật viên

– 340.000 thành viên phi hành đoàn

Dự báo về phi công và kỹ thuật viên của Boeing liên quan chặt chẽ kế hoạch giao máy bay mới trên toàn cầu. Đồng thời tính đến tỷ lệ sử dụng máy bay hằng năm. Yêu cầu về phi hành đoàn theo từng khu vực và các yêu cầu pháp lý. Trong 20 năm tới, các hãng hàng không trên toàn thế giới sẽ cần 44 nghìn máy bay mới. Trong đó có hơn 17 nghìn máy bay, tương đương 39% sẽ được giao tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *