Hãy dừng ngay sự tích cực độc hại và sống thật với cảm xúc

Sống vui vẻ, năng động mỗi ngày là một việc rất cần thiết. Bởi tình thân vui vẻ, thoải mái thì mọi việc đều có thể được giải quyết. Thế nên khi gặp bất kỳ chuyện gì, dù buồn hay vui thì cũng đều nhận được lời khuyên là “hãy suy nghĩ tích cực lên”. Thế nhưng đó lại chính là mầm mống cho sự tích cực độc hại. Ai trong cuộc đời cũng sẽ có những lúc buồn, đau, khổ. Nếu chỉ sử dụng sự tích cực để che lấp đi những cảm xúc khác thì bạn chẳng khác nào một “ lệ” cả. Thay vào đó, hãy cứ sống thật với cảm xúc của bản thân. Hãy cứ để những uất ức, nỗi buồn bộc lộ ra bên ngoài để cảm thấy dễ chịu hơn. Đừng cố kiếm nén thứ gì cả.

Sự tích cực độc hại là gì?

Việc suy nghĩ tích cực trong mọi hoàn cảnh không hề tốt cho bạn
Việc suy nghĩ tích cực trong mọi hoàn cảnh không hề tốt cho bạn

Sự tích cực độc hại (toxic positivity) chỉ việc quá tập trung theo đuổi những suy nghĩ tích cực. Và bỏ qua những cảm xúc khác. Nó dẫn đến sự từ chối, đánh giá thấp. Và xem thường những cảm xúc cũng như trải nghiệm thật của con người. Trong cuộc sống, sự tích cực độc hại hiện diện qua:

  • Câu nói “Bây giờ tụi bây sướng quá rồi, thời tao…” của người lớn mỗi khi bạn nói về áp lực của mình.
  • Lời bình luận “Hãy luôn nhìn vào mặt tích cực” mỗi khi bạn gặp vấn đề.
  • Bạn tự thuyết phục mình “Mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi”. Thế nhưng làm thế nào để ổn thì bạn lại không biết.

Sự tích cực đang “giết chết” cảm xúc của bạn

Raffy Castillo, 36 tuổi, được biết đến với nụ cười tươi và thái độ sống tích cực. Anh sống ở San Juan, La Union, một thị trấn lướt sóng nổi tiếng ở Philippines. Và cho rằng sống ở đó làm tăng thêm tính cách vui vẻ, tích cực của anh. Người dân Philippines nổi tiếng là những người vui vẻ, hiếu khách. Họ thường được khen ngợi vì khả năng phục hồi trước những thách thức. Giống như Castillo, nhiều người Philippines thường thấy mình vui vẻ. Quét sạch những suy nghĩ tiêu cực và tiếp tục cuộc sống của mình. Thậm chí là ngay cả khi điều đó khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

Tính tích cực độc hại được định nghĩa là “duy trì những suy nghĩ hoặc cảm xúc tích cực. Đến mức bỏ qua hoàn toàn những cảm xúc tiêu cực. Hoặc chỉ suy nghĩ tích cực nhưng không đưa ra cách giải quyết vấn đề”; Rea Villa, nhà tâm lý học tại Manila cho biết. Theo Villa, chúng ta có thể thấy sự tích cực độc hại trong hành động của một người khi khuyên ai đó “hãy nhìn vào mặt tươi sáng” sau một trải nghiệm đau thương, chẳng hạn như một tai nạn hoặc mất người thân.

Tích cực độc hại càng gây ra nhiều tiêu cực hơn

“Tôi nhận ra rằng việc nói với mọi người rằng cuối cùng thì mọi việc cũng sẽ ổn thỏa hay mọi thứ xảy ra đều có lý do sẽ khiến họ cảm thấy tội lỗi hoặc xấu hổ về cảm xúc của mình. Họ sẽ có xu hướng che giấu những cảm xúc này và điều này sẽ gây ra nhiều tiêu cực hơn. Sau đó, nó trở thành một chu kỳ không bao giờ kết thúc”, ông nói. Paguio, sống tại thành phố Pasig, nói rằng lối suy nghĩ đó khiến cô gặp khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề của mình. “Nhìn lại, tôi tự hỏi tại sao mình lại chọn cách vô hiệu hóa bản thân và cảm xúc của mình”.

Sự tích cực độc hại sẽ càng khiến bạn thêm phiền lòng
Sự tích cực độc hại sẽ càng khiến bạn thêm phiền lòng

Webb, sống ở Laguna, một tỉnh phía đông nam của đô thị Manila, Philippines nói rằng sự tích cực độc hại ngăn cản anh ấy nhìn thấy các tình huống thực tế. “Khi điều đó xảy ra, tôi đã đánh mất cơ hội thực sự để hiểu gốc rễ của vấn đề. Sẽ không thể thay đổi được gì cho đến khi bạn phải đối mặt với nó”, Webb nói. Shay Tan, 26 tuổi, đến từ thành phố Quezon, Philippines cho biết một khía cạnh khác trong văn hóa coi trọng gia đình ở nước này đã khuyến khích sự tích cực độc hại. “Các thành viên trong gia đình coi thất bại là điều đáng lo ngại, vì vậy trẻ con khó bộc lộ cảm xúc tiêu cực của mình với cha mẹ vì áp lực phải thành công”.

Hãy chân thành với cảm xúc của mình

Vậy con người phải đối phó với tình trạng tích cực độc hại như thế nào? Theo Villa, đầu tiên hãy thay đổi cách chúng ta nghĩ về những cảm xúc “tiêu cực”. “Chúng ta cần chấp nhận những cảm xúc tiêu cực của mình và hiểu rằng chúng là một phần bình thường trong trải nghiệm của con người”. Villa cho biết mọi người nên tập trung vào việc cảm thông với trải nghiệm của người khác, thay vì buộc họ phải giữ thái độ tích cực.

“Một câu nói chân thành, xác thực chẳng hạn như ‘tôi hiểu bạn và tôi đồng cảm với hoàn cảnh của bạn, và hãy nhớ rằng bạn không đơn độc’, sẽ tốt hơn nhiều so với việc đưa ra một nhận xét kiểu như ‘hãy nghĩ tích cực lên'” . Các hoạt động giãi bày nội tâm thông qua viết nhật ký và nói chuyện với người thân là những cách tuyệt vời để thừa nhận và xử lý các thách thức cá nhân.

Castillo nói rằng anh ấy cũng học được như vậy. “Bài học lớn nhất của tôi trong đại dịch này là chấp nhận rằng mọi cảm xúc đều có giá trị. Bạn có thể cảm thấy sợ hãi, đau đớn, tức giận và thất vọng. Điều quan trọng là hãy dành thời gian để lùi lại, xử lý những cảm xúc này và xác định nguồn gốc”.

Khi nào thì sự tích cực trở nên độc hại?

Sự tích cực độc hại có thể bắt nguồn từ những câu nói
Sự tích cực độc hại có thể bắt nguồn từ những câu nói

Suy nghĩ tích cực cho bạn niềm tin và hy vọng trong nhiều trường hợp. Nhưng chúng có thể trở nên độc hại khi một người:

  • Che giấu cảm xúc thật.
  • Cố gắng chịu đựng những điều mình không thích bằng cách gạt bỏ cảm xúc khó chịu của bản thân.
  • Chối bỏ trải nghiệm tiêu cực của người khác bằng những câu nói tích cực.
  • Cố gắng đưa ra quan điểm thay vì thấu hiểu cảm xúc của người khác.
  • Hạ thấp người khác khi họ có những cảm xúc không tích cực.
  • Loại bỏ những điều phiền muộn với suy nghĩ “Mọi thứ vốn dĩ là như vậy!”.
  • Cảm thấy tội lỗi vì cảm xúc tiêu cực (giận dữ, xấu hổ, thất vọng,…) của bản thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *