Hiểu đúng nguyên tắc dinh dưỡng từ nước dừa cho thai phụ bị tiểu đường

Tiểu đường là bệnh rất nguy hiểm đối với tất cả mọi người. Nó có thể gây ra các tình trạng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc tắc mạch máu,… Đây là bệnh rất thường gặp ở người có tuổi và các mẹ bầu trong thai kỳ. Đối với các mẹ bầu, nó còn nguy hiểm gấp nhiều lần khi nó sẽ ảnh hưởng đến cả thai nhi. Thế nhưng việc bổ sung dưỡng chất trong thai kỳ là không thể thiếu. Thông thường đa số mọi người sẽ chọn nước dừa cho thai phụ, thế nhưng việc sử dụng nước dừa cho thai phụ bị tiểu đường lại cần được chú ý và theo nguyên tắc nhất định. Bài viết dưới đây sẽ nói về nguyên tắc sử dụng nước dừa cho thai phụ bị tiểu đường, bạn hãy xem để biết thêm kinh nghiệm nhé.

Bệnh tiểu đường trong thai kỳ

Theo nhiều thống kê, cứ 7 mẹ bầu thì có 1 người cần theo dõi tiểu đường khi lượng đường trong máu tăng cao dẫn đến xuất hiện đường trong nước tiểu. Khi mang thai, các hormone của nhau thai làm rối loạn việc sản xuất insulin từ tụy để điều hòa glucose máu. Rối loạn này gây ra tình trạng tụy không thể sản xuất đủ lượng insulin cần thiết, dẫn đến glucose máu tăng cao, kéo theo lượng đường trong máu cũng tăng cao.

Bệnh tiểu đường trong thai kỳ có thể mang đến những rủi ro cho thai nhi
Bệnh tiểu đường trong thai kỳ có thể mang đến những rủi ro cho thai nhi

Đây là biến chứng y tế phổ biến trong thai kỳ, chiếm khoảng 3,3% tổng số các ca mang bầu. Nguyên nhân có thể một phần do chị em đã có sẵn bệnh lý trong người hoặc trong thời gian mang thai. Quá trình ăn uống, tẩm bổ và vận động chưa thực sự khoa học. Đây cũng là lý do dẫn đến tình trạng không kiểm soát được cân nặng. Được khuyến cáo cần theo dõi các chỉ số liên quan đến đường huyết.

Lưu ý cho người bị tiểu đường trong thai kỳ

Về nguyên tắc thực đơn cho người bị tiểu đường thai kỳ gồm:

  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng về số lượng và chất lượng để không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi (thai lưu, tiểu ối, đa ối..);
  • Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày: 5-6 bữa/ngày;
  • Đảm bảo 4 nhóm dinh dưỡng: Glucid 50-60%, Protid 15-20%, Lipid 20-30%, Vitamin và chất xơ.

Bệnh nhân tiểu đường thai kỳ nên lựa chọn các nhóm thực phẩm chứa dinh dưỡng như sau:

  • Glucid: Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp: Gạo lứt, các loại khoai, củ, bánh mì đen…
  • Protid: Thực phẩm chứa chất béo bão hòa: Thịt gà, thịt bò, tôm, cua, cá…
  • Lipid: Thực phẩm chứa ít chất béo bão hòa: Dầu thực vật, nhóm thịt nạc…

Vitamin và chất xơ: Nên chọn hoa quả có chỉ số đường huyết thấp (cam, ổi, táo,…) và tránh hoa quả có chỉ số đường huyết cao như xoài, nho, nước mía, nước ngọt… Đồng thời, bệnh nhân tiểu đường thai kỳ nên ăn nhiều chất xơ trước những nhóm thức ăn khác.

Lời khuyên từ bác sỹ

ThS. BS Vũ Thị Duyên lưu ý nên ăn hoa quả nguyên múi, tránh ép hoa quả lấy nước. Vì khi ép sẽ làm mất chất xơ và giúp lượng đường trong máu tăng nhanh đột ngột. Điều này có thể ảnh hưởng ít nhiều đến mẹ và bé.

Thai phụ bị tiểu đường có thể uống nước dừa nhưng cần theo nguyên tắc và khẩu phần
Thai phụ bị tiểu đường có thể uống nước dừa nhưng cần theo nguyên tắc và khẩu phần

Ngoài ra, câu hỏi được nhiều người quan tâm trong thực đơn là bệnh nhân tiểu đường thai kỳ có uống được nước dừa không?

Nước dừa tự nhiên rất tốt cho mẹ và bé vì nước dừa có rất nhiều lợi ích. Đơn cử như lợi tiểu, đào thải các chất độc trong cơ thể, tránh sỏi thận, giúp ngăn cản cơ thể bị nhiễm khuẩn… Ngoài ra, uống nước dừa sẽ giúp thai phụ tránh tình trạng chuột rút khi mang thai. Bên cạnh đó nó còn giúp bảo vệ tim mạch, tránh táo bón, tăng đề kháng… Hơn nữa, ngoài chế độ ăn trên, uống nước cũng rất quan trọng với bệnh nhân tiểu đường thai kỳ.

Nếu như thai phụ tiểu đường thai kỳ bổ sung và duy trì tốt thực đơn theo các nguyên tắc. Lựa chọn phù hợp trên thì sau 2 tuần sẽ có tiến triển tốt và ít phải sử dụng thuốc. Tuy nhiên, vẫn có các trường hợp cần điều trị bằng thuốc. Họ thường là các bệnh nhân có yếu tố di truyền, béo phì, thừa cân, thai phụ đẻ nhiều lần hay lớn tuổi…

Sau 2 tuần thay đổi chế độ dinh dưỡng, bệnh tiểu đường thai kỳ của thai phụ không giảm. Bệnh nhân nên tới thăm khám với bác sĩ nội tiết để được tư vấn điều trị phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *