Lãi suất điều hành giảm sâu 1,5-2%, lạm phát 2022 có thể gia tăng cao

Sáng ngày 12/11 tại Quốc Hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh, việc cắt giảm nguồn lực của các tổ chức tín dụng sẽ ảnh hưởng đến chức năng và an ninh của hệ thống. Ngoài ra, bà cũng nhấn mạnh về việc tiếp tục giảm lãi suất cho vay, các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân, phục hồi kinh tế của ngân hàng.

NHNN cho biết sẽ cố gắng duy trì sự ổn định của chính sách tiền tệ từ nay đến cuối năm 2021, đồng thời lường trước rủi ro lạm phát 2022. Trong giai đoạn tới, NHNN sẽ tiếp tục quản lý toàn bộ hệ thống nhằm tiết giảm chi phí. Bên cạnh đó NHNN sẽ tiếp tục giảm lãi suất, nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho từng tổ chức tín dụng và toàn hệ thống, tránh ảnh hưởng phát sinh.

Lãi suất điều hành giảm sâu 1,5-2%

Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, từ đầu năm 2020 khi đại dịch COVID-19 xảy ra, trong tổ chức điều hành về lãi suất, Ngân hàng Nhà nước đã giảm 3 lần lãi suất điều hành. Với tổng mức lãi suất giảm 1,5-2%. Theo bà Hồng đây là mức giảm sâu so với các nước trong khu vực. Ngoài ra, NHNN cũng đã chỉ đạo, kêu gọi các tổ chức tín dụng thực hiện giảm mức lãi suất các khoản cho vay cũ cũng như cho vay mới.

Lãi suất điều hành giảm sâu 1,5-2%
Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng lãi suất điều hành đang giảm sâu ở mức 1,5-2%

“Mặt bằng lãi suất cho vay giảm 1,66% so với trước dịch. Đến nay các tổ chức tín dụng (TCTD) đã giảm khoảng 30.000 tỷ đồng tiền giảm lãi suất. Các tổ chức sẽ tiếp tục giảm từ nay cho đến cuối năm”, bà Hồng thông tin. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng cũng đã thực hiện giảm phí với mức giảm khoảng hơn 2.000 tỷ đồng với khách hàng.

16 ngân hàng thương mại đã giảm lãi suất cho vay

Tính từ giữa tháng 7 đến hết tháng 9, 16 ngân hàng thương mại đã tiến hành giảm lãi suất cho vay. Tổng số tiền giảm là 12.236 tỷ đồng, đạt 59,36% so với cam kết. Phó Thống đốc cũng cho biết bài toán hỗ trợ nguồn vốn cho doanh nghiệp hiện nay không đơn giản. Đặc thù của Việt Nam khác với các nước trên thế giới. Bởi doanh nghiệp đang dựa chủ yếu vào nguồn vốn từ tín dụng. Trong khi đó trên thế giới, nguồn vốn của doanh nghiệp đến từ nhiều nguồn đa dạng. Như cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu… Còn lại vốn lưu động thiếu mới vay ngân hàng, chỉ khoảng 30%.

“Các ngân hàng thương mại cũng đang rất khó khăn. Vì phải giải quyết vấn đề tiền huy động về không bị “chôn” vốn một chỗ. Thế nhưng, nếu họ cho vay mà không thẩm định cẩn thận thì sau này có sai phạm có thể vướng vào pháp lý chứ không chỉ là mất vốn,” ông Tú cho hay. Do đó, Phó Thống đốc cho rằng để giảm được lãi suất cho vay lúc này phụ thuộc vào 2 vấn đề. Đó là tiết giảm chi phí để có nguồn lực hỗ trợ và cắt giảm lợi nhuận. Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo ngân hàng thương mại tiếp tục giảm lãi suất cho vay theo 2 hướng trên.

Áp lực trước tình hình lạm phát 2022 là rất lớn

Phát biểu dư địa để có thể giảm lãi suất trong thời gian tới, bà Hồng nhấn mạnh 2 nhiệm vụ quan trọng của chính sách tiền tệ. Thứ nhất là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Hỗ trợ phát triển kinh tế nhưng không chủ quan với lạm phát. Thứ hai là hệ thống các TCTD phải đảm bảo an toàn, khả năng chi trả cho người dân. “Việc xem xét các công cụ chính sách trong thời gian tới, NHNN phải căn cứ trên hai mục tiêu này. Đồng thời đảm bảo cân đối lớn của vĩ mô như nợ công, bội chi ngân sách”.

Áp lực trước tình hình lạm phát 2022 là rất lớn
Có thể đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% trong năm nay

Thống đốc NHNN, năm 2021, chỉ tiêu đạt lạm phát dưới 4% có thể đạt được. Bởi sau 10 tháng lạm phát mới tăng 1,81%. Nhưng đến năm 2022, rủi ro lạm phát có áp lực rất lớn. Nền kinh tế thế giới đã và dần phục hồi, giá cả hàng hóa đang có xu hướng gia tăng. Như mặt hàng xăng dầu trong tháng 9 giá đã tăng 55,2% so với cuối năm trước. Nhiều nước phát triển đã ghi nhận mức lạm phát cao nhất lịch sử. Lạm phát tại Mỹ đã tăng 5,3% trong tháng 9.

“Với nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP trên 200%. Nên áp lực rủi ro lạm phát nhập khẩu rất lớn”, bà Hồng cho biết. Theo bà Hồng, các NH trung ương trên thế giới hiện cũng giảm dần nới lỏng chính sách tiền tệ, khi đã có 65 lượt tăng lãi suất. Do đó, áp lực điều hành chính sách tiền tệ cho Việt Nam thời gian tới là rất lớn.

Nợ xấu trong nước đang gia tăng

Nhìn từ nhiệm vụ thứ hai của chính sách, nợ xấu của các tổ chức tín dụng đang gia tăng. Các ngân hàng giảm lãi suất bằng chính nguồn lực chứ không phải từ ngân sách. Khi nợ xấu gia tăng các tổ chức tín dụng cũng phải dùng nguồn lực để xử lý. “Nếu nguồn lực của tổ chức tín dụng suy giảm sẽ ảnh hưởng tới hoạt động, tính an toàn của hệ thống”, bà Hồng cho biết. Bài học từ cuộc khủng hoảng 2008-2009 vẫn còn. Nếu tính toán không cẩn thận, rủi ro lạm phát có thể quay trở lại.

Về phía NHNN, Thống đốc cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo cố gắng tiết giảm chi phí hoạt động để giảm lãi suất. Nhưng phải đảm bảo mức độ an toàn của từng tổ chức tín dụng và toàn hệ thống. Đồng thời, NHNN sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan. Mục địch là tính toán các gói hỗ trợ lãi suất hợp lý. Trên cơ sở ổn định vĩ mô, phòng ngừa rủi ro lạm phát.

Tín dụng toàn nền kinh tế tăng so với năm 2020

Theo số liệu từ NHNN, đến ngày 29/10, tín dụng toàn nền kinh tế đạt gần 10 triệu tỷ đồng. Tăng 8,72% so với cuối năm 2020 (cao hơn mức 6,48% của cùng kỳ). Như vậy, chỉ trong 3 tuần cuối tháng 10, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 1,3 điểm phần trăm. Tương đương khoảng 120.000 tỷ đồng được đẩy thêm ra thị trường. NHNH cũng dự kiến kịch bản tín dụng sẽ hồi phục mạnh từ tháng 10 và hai tháng cuối năm.

Tín dụng toàn nền kinh tế tăng so với năm 2020
Tín dụng toàn nền kinh tế tăng 8,72% so với năm 2020

Dư địa cho tăng trưởng tín dụng cuối năm vẫn còn khá lớn, khoảng 3,3%. Nhưng cũng sẽ phụ thuộc vào diễn biến nền kinh tế. Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng sẵn sàng mở thêm room tín dụng. Nếu cuối năm nhu cầu nền kinh tế cao và kiểm soát được lạm phát. Nhưng cũng khẳng định sẽ không nới lỏng điều kiện vay vốn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *