Thiếu máu khi mang thai gây ảnh hưởng thế nào tới mẹ và bé?

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 30% dân số bị thiếu máu, trong đó chủ yếu là phụ nữ mang thai thiếu máu do thiếu sắt. Phụ nữ và trẻ em là những bệnh nhân thiếu máu phổ biến nhất. Ở phụ nữ mang thai đây là một vấn đề sức khỏe cộng đồng. Điều tra của Viện Dinh dưỡng cho thấy 36,8% phụ nữ mang thai ở Việt Nam bị thiếu máu khi mang thai. Thiếu máu ở phụ nữ mang thai thường có biểu hiện mệt mỏi, suy nhược, rụng tóc, móng tay, chân và niêm mạc miệng, môi và mắt nhợt nhạt, trường hợp nặng thì sắc mặt trắng xanh, phù nhẹ, mất sức, nhức đầu, ù tai. Phụ nữ mang thai được coi là thiếu máu khi mang thai nếu nồng độ hemoglobin (Hb) trong máu thấp và < 11 g/dl.

Nguyên nhân gây ra thiếu máu khi mang thai

hàm lượng Hemoglobin
Phụ nữ có thai được coi là thiếu máu khi hàm lượng Hemoglobin trong máu thấp

Phụ nữ có thai được coi là thiếu máu khi hàm lượng Hemoglobin trong máu thấp. Có nhiều nguyên nhân có thể gây thiếu máu nhưng thường gặp nhất ở phụ nữ có thai là thiếu máu thiếu sắt. Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng cơ thể không có đủ lượng sắt cần thiết để tạo hemoglobin. Đây là một protein quan trọng của hồng cầu. Thiếu máu không chỉ ảnh hưởng không tốt đến thai phụ mà còn gây ra nhiều hậu quả xấu cho trẻ sau này. Chính vì vậy việc duy trì hemoglobin trong giới hạn bình thường là rất quan trọng.

Nguyên nhân chủ yếu của thiếu máu và thiếu vi chất ở phụ nữ có thai là do chế độ ăn không cung cấp đủ nhu cầu. Nhu cầu sắt của phụ nữ có thai cao hơn bình thường. Để cung cấp cho thai nhi nên tình trạng thiếu máu thiếu sắt càng phổ biến. Phụ nữ bị suy dinh dưỡng trước khi mang thai cũng gây thiếu máu nhiều hơn. Thiếu máu ở phụ nữ có thai gây nên tình trạng thiếu ôxy ở các tổ chức. Đặc biệt ở một số cơ quan như tim, não… Có thể gây nhiều hậu quả nặng nề cho cả mẹ và con.

Dấu hiệu thiếu máu khi mang thai

  • Da niêm nhạt: Màu sắc của da niêm phản ánh rất nhiều về tình trạng sức khỏe nói chung, số lượng và chất lượng tế bào máu nói riêng. Đây là dấu hiệu nhanh nhất để bác sĩ nhận biết một bệnh nhân thiếu máu.
  • Móng tay khô, tóc gãy và dễ rụng: Các thành phần phụ của da, do bị thiếu máu. Cũng như thiếu sự nuôi dưỡng nên cũng sẽ trở nên yếu ớt hơn.
  • Giảm khả năng gắng sức: Nếu thiếu máu mới khởi đầu, sản phụ thấy mạch nhanh, hồi hộp. Bị đánh trống ngực liên tục. Cũng như khó thở nhẹ và có thể có cảm giác đè nặng vùng trước tim do thiếu máu cơ tim. Nếu diễn tiến nặng hơn, sản phụ sẽ thấy ù tai, hoa mắt, chóng mặt thường xuyên

Phụ nữ bị thiếu máu ảnh hưởng như thế nào?

bệnh tim mạch
Mẹ thiếu máu giai đoạn sớm của thai kỳ khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao
  • Mẹ: dễ bị sẩy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non. Có thể tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, ối vỡ sớm. Dẫn đến băng huyết sau sanh, nhiễm trùng hậu sản.
  • Con: bị nhẹ cân, sinh non tháng, suy thai, thời gian điều trị hồi sức kéo dài. Dễ mắc bệnh sơ sinh hơn so với trẻ không thiếu máu.
  • Con của những bà mẹ thiếu máu giai đoạn sớm của thai kỳ có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn trẻ khác.

Vì vậy, người ta đã coi thiếu máu, thiếu sắt trong thời kỳ thai nghén là một đe dọa sản khoa. Để kiểm soát tình trạng thiếu máu thiếu sắt và thiếu vi chất ở phụ nữ có thai. Cần chủ động có chế độ ăn đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng. Bổ sung viên sắt và acid folic. Cũng như kiểm soát tình trạng nhiễm ký sinh trùng đường ruột và sốt rét.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *