Nghề làm phù dâu chuyên nghiệp kiếm tỷ đô dễ như bỡn

Tài Hàn Quốc, chúng ta đã biết khá nhiều về nghề ăn cưới thuê, “giả làm” bố mẹ,… Vậy thì hãy cùng chúng mình tìm hiểu về nghề làm phù dâu chuyên nghiệp. Ngành nghề này đã được phát triển lên một tầm cao mới tại Mỹ, Trung Quốc. Khách hàng sẽ được cung cấp hàng loạt gói dịch vụ khác nhau. Giá giao động từ vài nghìn đô trở lên. Tuy nhiên, tưởng “ngon ăn” nhưng lại không hề như thế. Người phù dâu cần phải hết sức chuyên nghiệp khi làm việc. Thậm chí họ còn phải thay đổi danh tính mỗi khi nhận được job mới. Ngược lại, công việc này lại là cách hái ra tiền cực kỳ nhanh. Kiếm tỷ đô chỉ là chuyện nhỏ.

Làm giàu với nghề phù dâu chuyên nghiệp

Nghề phù dầu chuyên nghiệp có thể hái ra triệu đô, chi tiết như sau:

Phù dâu chuyên nghiệp phải làm khá nhiều công việc

Người làm phù dâu chuyên nghiệp phải hỗ trợ hết công suất cho cô dâu và chú rể
Người làm phù dâu chuyên nghiệp phải hỗ trợ hết công suất cho cô dâu và chú rể

Đám cưới là một dịp quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Ai nấy đều muốn mọi khâu tổ chức của buổi lễ phải diễn ra trơn tru, êm đẹp. Trong đó, chẳng thể bỏ qua những nhân vật trợ giúp cô dâu – chú rể, ấy là phù dâu, phù rể. Thông thường, hai nhân vật chính của đám cưới sẽ chọn bạn thân, tri kỷ hoặc thậm chí là người nhà để đảm nhiệm vai trò kể trên. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn cô dâu chú rể sống khép mình và không có bạn bè thân thiết, hoặc không tìm được người thích hợp thì họ sẽ phải suy nghĩ tới việc “đi thuê” người khác làm phù dâu.

Từ nhu cầu trên, tại các nước phương Tây xuất hiện dịch vụ cho thuê những người hỗ trợ cô dâu. Công việc này nói ngắn gọn là “nghề phù dâu”. “Phù dâu làm đủ thứ việc mà chẳng ai muốn làm. Đám cưới nào cũng có hàng tá rắc rối xảy ra”, Jen Glantz (29 tuổi, có ba năm kinh nghiệm làm phù dâu chuyên nghiệp ở New York, Mỹ) liệt kê những nhiệm vụ cơ bản của một phù dâu như tư vấn màu tóc cho cô dâu hoặc giúp cô dâu kiểm soát cân nặng.

Phù dâu chuyên nghiệp phải đảm đường mọi việc từ A đến Z

Cô dâu nào cũng mơ ước một đám cưới hoàn hảo nên họ thường chịu áp lực lớn trước ngày trọng đại. Trong mơ, mọi thứ đều lung linh nhưng trên thực tế, việc tổ chức đám cưới tốn nhiều thời gian và công sức. Danh sách những việc cần chuẩn bị cho đám cưới có thể kéo dài hàng trang giấy và nếu không có người giúp sức, các cô dâu sẽ dễ dàng suy sụp.

“Bạn bè thường không biết cách giúp cô dâu vượt qua những tình huống căng thẳng trong đám cưới,” Glantz nhận xét. “Phải nói rằng, có những tình huống giống như ác mộng. Tôi là ngoài cuộc nên có thể nói với cô dâu rằng ‘Hãy thả lỏng. Cô có thể tin tưởng ở tôi’. Thế là, tôi giúp họ bình tĩnh đối mặt với thực tế”.

Glantz cung cấp nhiều gói dịch vụ khác nhau. Gói đắt nhất (1.500 USD) gồm tư vấn tiền hôn nhân, sắp xếp với các nhà cung cấp dịch vụ khác và hỗ trợ đầy đủ vào ngày cưới, từ trấn an cô dâu cho đến tìm những đồ vật cần thiết. Nếu trả thêm 500 USD, Glantz sẽ đích thân làm phù dâu, mặc dù khi đó cô dâu phải trả thêm tiền váy phù dâu. Với những ai không cần nhiều đến thế, cô có thể tư vấn và hỗ trợ tổ chức cho các phù dâu với giá 150 USD hoặc một loạt các video “khóa học cấp tốc để làm phù dâu” với giá 35 USD.

Nghề làm phù dâu “fake” không hề “ngon ăn”

Nghề dịch vào nào cũng có góc khuất cả
Nghề dịch vào nào cũng có góc khuất cả

“Tôi thường nói rằng mình làm 4 vai trò một lúc – nhà trị liệu, trợ lý riêng, giám đốc các vấn đề xã hội và người gìn giữ hòa bình”, Glantz cho biết. “Nếu là một phù dâu bình thường chắc không có thời gian để nói chuyện với bạn 4 tiếng liền trên điện thoại hoặc lập kế hoạch cho bữa tiệc chia tay đời con gái của bạn”. Tất nhiên, một nàng dâu khó ưa, không có bạn bè. Và phải đi thuê phù dâu sẽ không muốn để chú rể tương lai biết chuyện này. Do đó, phù dâu được thuê cũng cần giả mạo danh tính một chút để phù hợp với cô dâu.

Từ tên tuổi, quê quán, ngày tháng năm sinh cho tới những câu chuyện trong cuộc đời… đều được lên kế hoạch sẵn dựa trên thỏa thuận của đôi bên. Trong đám cưới, phù dâu cố gắng không nói quá nhiều để tránh bị soi cũng như “bại lộ” thân phận. Chia sẻ với trang Business Insider, Glantz cho hay cô thực sự muốn khách hàng hiểu rằng khi đám cưới kết thúc cũng sẽ đồng nghĩa với mối quan hệ giữa họ chấm dứt. Hơn cả, một tình bạn nảy nở là điều không thể.

“Giống như ở bất kỳ công việc nào, luôn có những người đối tác, đồng nghiệp khiến bạn ngưỡng mộ. Ngược lại, sẽ tồn tại vài kẻ làm bạn chán phát ngán. Một số khách hàng tôi không muốn gặp lại bởi nhiều lý do, có thể vì tính cách hơi tiêu cực của họ, cũng như những giá trị nội tại của người ấy chẳng thể phù hợp cá nhân tôi.” – Glantz chia sẻ.

Nghề làm phù dâu “fake” cũng xuất hiện tại Trung Quốc

Nghề làm phù dâu "fake" cũng khá phổ biến tại Trung Quốc
Nghề làm phù dâu “fake” cũng khá phổ biến tại Trung Quốc

Xie Yuke sinh năm 2000, đến từ Chiết Giang. Năm 2020, cô đọc được những bài viết về nghề phù dâu chuyên nghiệp. Có thể nhận đơn đặt hàng qua mạng và nhận thù lao 400-3.000 nhân dân tệ. Một số đơn có thù lao thấp, địa điểm xa và ít người quan tâm. Thế nhưng cũng có nhiều cặp vợ chồng chịu chi nên có hàng chục người tranh suất. Trên các nền tảng, người thuê sẽ liên hệ với phù dâu, phù rể. Và trao đổi để nắm rõ các điều kiện rồi xác định sẽ thuê ai.

Vốn là người thích du lịch nên Xie cảm thấy đây là công việc part-time rất phù hợp với mình. Mỗi lần làm phù dâu thuê, cô sẽ biết được phong tục cưới của địa phương. Có thể thăm thú địa danh gần đó và còn được hỗ trợ phí đi lại. Từ tháng 11/2020, cô bắt đầu nhận các đơn làm phù dâu. Chưa đầy một năm, cô đã đi khắp Hà Bắc, Thiên Tân, Thiểm Tây, Vân Nam, Hà Nam, Quảng Tây, Quảng Đông và nhiều tỉnh, thành phố khác. Xie Yuke là người hướng ngoại nên không quá khó để làm quen với nghề phù dâu chuyên nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *