Nhờ vào đầu tư chứng khoán mà nhiều doanh nghiệp bù lỗ thậm chí có lãi

Năm 2021 có lẽ là năm đáng buồn với bật kể một doanh nghiệp kinh doanh nào. Dường như mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều bị tác động nặng nề. Nhưng doanh nghiệp nhỏ thì đứng trước nguy cơ phá sản rất nhiều. Những doanh nghiệp lớn thì cầm chừng bù lỗ để tìm cơ hội khởi sắc. Nhưng một năm đầy ảm đạm như vậy nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp có lợi nhuận. Mặc dù lợi nhuận trong BCTT đến từ hoạt động khác không phải ngành kinh doanh chính. Tuy nhiên đây cũng cho thấy dấu hiệu cầm chứng đáng hoan nghênh của nhiều doanh nghiệp. Nhờ vào đầu tư chứng khoán mà nhiều doanh nghiệp bù lỗ và thậm chí có lãi.

Chỉ số kinh doanh quý 3 của các doanh nghiệp khi chịu tác động của Covid

Khép lại quý 3/2021, do tình hình dịch Covid-19 bùng phát nghiêm trọng và kéo dài, chỉ số kinh doanh của hầu hết doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng ít nhiều. Dù vậy, vẫn có một điểm sáng trong bức tranh chung. Đó là rất nhiều đơn vị dùng tiền nhàn rỗi tham gia đầu tư chứng khoán. Và thậm chí thu về mức lãi hàng trăm tỷ đồng. Họ đã bù đắp cho sự sụt giảm nghiêm trọng của lĩnh vực cốt lõi.

Covid kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của các doanh nghiệp
Covid kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của các doanh nghiệp

Có thể nói, chứng khoán 2 năm trở lại đây đã trở thành từ khoá đầu tư phổ biến trong tâm lý của người Việt, bên cạnh vàng và bất động sản. Không chỉ định tính, số liệu định lượng cũng minh chứng cho điều này. Khi mà lực lượng nhà đầu tư mới liên tục phá kỷ lục. Nếu năm 2020, TTCK đã chứng kiến đến 1,7 triệu tài khoản mở mới, thì sang 9 tháng đầu năm 2021 con số tiếp tục phá kỷ lục với 1 triệu tài khoản. Nó vượt cả số lượng tài khoản mở mới trong 19 năm qua. TTCK Việt Nam theo đó liên tục bứt phá về thanh khoản. Dù có nhiều biến động tuy nhiên VN-Index cũng lần lượt chinh phục những mốc mới.

Trong bối cảnh sôi động của thị trường, không chỉ nhà đầu tư cá nhân, nhiều doanh nghiệp cũng dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư và ghi nhận khoản lãi không nhỏ từ danh mục của mình.

Những doanh nghiệp tiêu biểu được chứng khoán cứu cánh

Công viên nước Đầm Sen

Đầu tiên phải nói đến Công viên nước Đầm Sen (DSN), kinh doanh trong lĩnh vực vui chơi giải trí, tình hình kinh doanh của Công ty đã lao dốc mạnh từ năm 2020. Sang quý 3/2021, do tình hình Covid-19 nghiêm trọng phải đóng cửa xuyên suốt. Doanh thu trong kỳ gần như bằng 0 trong khi vẫn phải đóng loạt chi phí. Điều đó khiến mảng chính thua lỗ nặng nề. Dù vậy, điểm sáng trong kỳ đến từ doanh thu tài chính. Nó cao gấp 10 lần cùng kỳ với gần 21 tỷ đồng. Đây là khoản lãi từ việc đầu tư chứng khoán trong kỳ với hơn 18 tỷ đồng. Nhờ đó, DSN vẫm báo lãi trước thuế 14,7 tỷ đồng và lãi sau thuế 12,6 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm 30/9/2021, DSN đang sở hữu 878.000 cổ phiếu VietABank. Và con số đầu quý 3 vào mức 2,12 triệu đơn vị. Như vậy, trong kỳ Công ty đã bán ra khoảng 1,24 triệu cổ phiếu. Giá gốc của số cổ phiếu này chỉ là 3.340 đồng/cp. Mà trong khi thị giá trên sàn chứng khoán của cổ phiếu VietABank hiện nay khoảng 17.000 đồng/cp.

Thủy sản MeKong (AAM)

Chứng khoán cứu cánh tình hình thua lỗ còn có Thủy sản MeKong (AAM). Quý 3 năm nay do ảnh hưởng dịch bệnh khiến doanh thu giảm mạnh 43% so với cùng kỳ. Giá vốn lại tăng nên AAM lỗ gộp gần 189 triệu đồng.

Dù làm ăn thua lỗ nhưng doanh thu tài chính vẫn có lãi nhờ đầu tư chứng khoán
Dù làm ăn thua lỗ nhưng doanh thu tài chính vẫn có lãi nhờ đầu tư chứng khoán

Dù vậy, doanh thu tài chính của AAM trong kỳ đột biến gấp 12 lần cùng kỳ, đạt 2,5 tỷ đồng. Mức tăng này chủ yếu nhờ ghi nhận khoản lãi đầu tư cổ phiếu. Đầu năm AAM có đầu tư chứng khoán của các doanh nghiệp gồm Thuỷ sản Cửu Long (ACL), Nông sản Bắc Ninh và IPA. Trong đó, Công ty đã chốt khoản đầu tư tại IPA. Và hiện danh mục chỉ còn cổ phiếu Thủy sản Cửu Long và Nông sản Bắc Ninh.

Công ty Nhà Đà Nẵng (NDN)

Thắng lớn với chứng khoán còn có Công ty Nhà Đà Nẵng (NDN), doanh thu tài chính trong kỳ ghi nhận tăng mạnh gần 90% lên gần 171 tỷ đồng, chủ yếu do lãi từ đầu tư chứng khoán (gần 113 tỷ đồng), trong khi cùng kỳ năm ngoái khoản lãi này chỉ gần 13 tỷ đồng.

Tổng giá trị chứng khoán đầu tư tại ngày 30/9 là 513 tỷ đồng, tăng 251% (tương ứng khoảng 367 tỷ đồng) so với giá trị đầu tư ban đầu. Theo đó, Nhà Đà Nẵng đã chi gần 28 tỷ đồng để trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư này.

Ghi nhận, khoản đầu tư có giá trị lớn nhất của Công ty là Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) với gần 226 tỷ đồng; Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (TCB) hơn 78 tỷ đồng; CTCP Vinhomes (VHM) gần 39 tỷ đồng,…

Trần Phú Cable

Trần Phú Cable cũng bắt đầu tham gia vào lĩnh vực chứng khoán và thu về lãi hàng chục tỷ đông. Tại ngày 30/6/2021, Công ty đang có số dư tài khoản 216,5 tỷ đồng gửi tại Công ty Chứng khoán VNDirect. Đồng thời, Công ty đang sở hữu 2,47 triệu cổ phiếu REE của CTCP Cơ điện lạnh, với giá thị trường 143 tỷ đồng, lãi 9 tỷ đồng so với giá gốc.

Được biết, REE là công ty hoạt động đa ngành từ cơ điện lạnh, điện, nước đến bất động sản. Công ty hoạt động ổn định hàng năm. Trong đó với nguồn lợi nhuận đều đặn REE cũng luôn trả cổ tức phải chăng cho cổ đông. Với vị thế lớn trong ngành, REE đang đẩy mạnh hoạt động M&A để tăng trưởng.

Trần Phú Cable lãi hàng chục tỷ khi mới bắt đầu chơi chứng khoán
Trần Phú Cable lãi hàng chục tỷ khi mới bắt đầu chơi chứng khoán

Phát biểu tại ĐHĐCĐ năm nay, Chủ tịch REE – bà Nguyễn Thị Mai Thanh – nhấn mạnh 2021 cơ hội M&A cực kỳ lớn, dù cổ phiếu tăng phi mã nhưng vẫn chưa phản ánh đúng giá trị Công ty. Trên thị trường, cổ phiếu REE cũng liên tục phá đỉnh. Hiện, REE giao dịch tại mức 66.500 đồng/cp, tức tăng 19% so với đầu năm và đặc biệt bứt phá hơn 30% kể từ mức đáy thiết lập vào tháng 7.

Như vậy, tạm tính theo thị giá hiện nay, khoản đầu tư của Trần Phú Cable đang có giá trị hơn 164 tỷ đồng, tức lãi hơn 30 tỷ sau nửa năm đầu tư.

Những doanh nghệp vẫn chịu lỗ khi đầu tư chứng khoán

Mở rộng tham gia đầu tư tài chính trong lúc việc kinh doanh khó khăn thể hiện sự nhạy bén cũng như năng động kiếm tiền của doanh nghiệp. Song, tham gia thị trường chứng khoán thực tế không phải dễ dàng. Có nhiều đơn vị vẫn chưa hái “quả ngọt” từ danh mục của mình.

Vĩnh Hoàn (VHC)

Đơn cử, từng lãi đậm và có sự chuyển đổi khẩu vị trong quý 3 năm nay, Vĩnh Hoàn (VHC) phải trích lập dự phòng hơn 7 tỷ đồng. VHC hiện đang nắm giữ hai mã CTG của Vietinbank với giá gốc gần 29 tỷ. Ngoài ra là DXS của DatXanh Services với giá gốc hơn 38 tỷ đồng. So với báo cáo quý 2, Vĩnh Hoàn đã bán toàn bộ số lượng cổ phiếu KBC.

Thaiholdings và một vài doanh nghiệp khác

Gây chú ý phải kể đến Thaiholdings của Bầu Thụy. Danh mục đơn vị này đang gồng lỗ gần 124 tỷ khi toàn bộ danh mục ngắn hạn đều là cổ phiếu ngành ngân hàng gồm LPB, STB, CTG, MBB.

Trong đó, cổ phiếu LPB của LienVietPostBank có tỷ trọng lớn nhất với hơn. Với 955 tỷ đồng theo giá gốc (chiếm 98%). Báo cáo cũng cho biết giá trị hợp lý của số cổ phiếu này là gần 833,3 tỷ đồng. Tức nhóm Thaiholdings lỗ hơn 122 tỷ đồng riêng với khoản đầu tư vào LPB.

Tính theo giá đóng cửa ngày 30/9 (21.650 đồng/cp), lượng cổ phần LPB do nhóm Thaiholdings đạt xấp xỉ 38,5 triệu đơn vị, tương đương gần 3,2% vốn LienVietPostBank. Trong đó, công ty mẹ sở hữu 22,4 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ sở hữu 1,86%. Ngoài ra, chi cả trăm tỷ tham gia thị trường còn phải kể đến Bamboo Capital (BCG), Bảo Hiểm Quân đội (MIG), Thành Thành Công – Biên Hoà (SBT), FLC…

Có thể thấy thị trường chứng khoán là cái gì đó rất may rủi với doanh nghiệp. Không phải doanh nghiệp đầu tư chứng khoán lâu là sẽ có kinh nghiệm là sẽ lời. Và không phải doanh nghiệp mới gia nhập thị trường thì sẽ bị thua lỗ. Bài viết trên là minh chứng cho rất nhiều doanh nghiệp mới đầu tư nhưng đã có lãi và doanh nghiệp có thể bù lỗ cho những mảng kinh doanh khác. Mong rằng thời kì dịch bệnh sớm qua để tất cả các ngành đều khôi phục mạnh mẽ hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *