Những chất hóa học độc hại trong các vật dụng hằng ngày

Bạn đã từng hỏi có bao nhiêu chất hóa học độc hại xung quanh mình chưa? Những thứ tưởng như vô cùng quen thuộc và gần gũi với chúng ta thực chất lại mang quá nhiều chất độc gây hại với cơ thể và sức khỏe của ta. Chẳng hạn như các loại dụng cụ nhà bếp, đồ nhựa hay thậm chí là các loại mỹ phẩm của chị em phụ nữ. Dưới đây là những chất hóa học độc hại vô cùng phổ biến trong các vật dụng và mỹ phẩm, hãy theo dõi đến cuối bài viết để hiểu rõ hơn về các chất này nhé! Hy vọng sẽ giúp ích được trong việc bổ sung kiến thức cho bạn trong việc lựa chọn các sản phẩm an toàn.

Chất Phthalates

Chất hóa học Phthalates phổ biến đến mức được các chuyên gia nói vui là “nhìn đâu cũng thấy nó”. Loại hợp chất nhân tạo này có mặt trong các sản phẩm tiêu dùng. Ví dụ như dầu gội đầu, mỹ phẩm trang điểm, nước hoa và một số bao bì thực phẩm. Nó cũng được dùng như một chất làm dẻo cho đồ nhựa bền và khó vỡ hơn. Thực phẩm cũng chính là nguồn gây nhiễm phthalates phổ biến nhất. Dù đây không phải là một chất phụ gia được cố ý thêm vào. Việc phơi nhiễm phthalates qua thực phẩm thường bắt nguồn từ găng tay, hộp đựng, thìa nhựa… đi kèm các loại đồ ăn đóng hộp.

Hộp nhựa có chứa Phthalates
Hộp nhựa có chứa Phthalates

Trong một nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), phthalates đều hiện diện trong cơ thể của phần lớn dân số. Đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu chất này ngấm quá nhiều vào cơ thể, nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và phát triển ở con người. Theo hai nghiên cứu gần đây của Harvard, việc tiếp xúc với phthalates có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai và tiểu đường ở phụ nữ mang thai. Phthalates cũng có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và béo phì. Do nó can thiệp vào chức năng hormone.

Chất Bisphenol A

Bisphenol A, hay còn viết tắt là BPA, là một hóa chất dẻo tương tự như Phthalates. Vì có khả năng giúp đồ nhựa dẻo và bền hơn. Vào năm 1990, đã có những cuộc tranh cãi về việc sử dụng BPA trong sản xuất hộp nhựa thực phẩm. Nguyên do là vì BPA có thể ngấm vào thức ăn nếu dùng đồ nhựa chứa chất này đun nóng trong lò vi sóng.

BPA là tác nhân hàng đầu gây béo phì, sẩy thai. Hội chứng buồng trứng đa nang, tăng sản nội mạc tử cung và ung thư vú. Nếu người mẹ tiếp xúc với nhiều BPA trong thai kỳ, con cái sẽ bị ảnh hưởng đến sự phát triển của não và tuyến tiền liệt. Vào năm 2012, FDA đã cấm sử dụng BPA trong bình sữa và bao bì bột sữa trẻ em. BPA có nhiều trong đồ nhựa rẻ tiền, chai nước, các thiết bị thể thao, đĩa CD và DVD, các đường ống dẫn nước… Ngoài ra còn cả trong đồ chơi kém chất lượng cho trẻ nhỏ. Bạn cần lưu ý và hạn chế mua những vật dụng này. Chỉ sử dụng sản phẩm nhựa từ những nhãn hàng uy tín.

Chất PFAS

PFAS là một trong những độc chất rất khó phân hủy. Nó tồn tại trong cơ thể người nhiều năm và gây ra các vấn đề sức khỏe như ung thư. Rối loạn hormone và giảm khả năng sinh sản. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy, đa phần những bệnh nhân mắc bệnh thận đều có liên quan đến việc tiếp xúc nhiều với PFAS. Chính vì tác hại này, một số hóa chất PFAS không còn được sản xuất tại Mỹ. Nhưng chúng vẫn được sản xuất và sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia khác. Chất PFAS thường gặp nhiều trong hộp giấy đựng thức ăn nhanh. Hoặc các sản phẩm chống dính rẻ tiền, sơn tường…

Chất hóa học PFAS có trong chảo chống dính
Chất hóa học PFAS có trong chảo chống dính

Nếu muốn phòng bệnh thận do PFAS, bạn cần giữ sạch sẽ môi trường sống. Không thải các chất độc hại dùng trong công nghiệp, nông nghiệp chưa qua xử lý vào môi trường. Đối với các hàng hóa tiêu dùng, cần xem kỹ nguồn gốc sản xuất của sản phẩm. Kể cả trên bao bì đóng gói. Điều đáng lưu ý ở đây là hầu hết các sản phẩm có chứa PFAS đều không đề tên thành phần này lên nhãn mác. Phát hiện này đã khơi lên một đạo luật. Nhằm điều chỉnh thành phần hóa chất được sử dụng trong các loại mỹ phẩm tại Mỹ.

Chất Paraben

Paraben là hóa chất tổng hợp được sử dụng làm chất bảo quản trong nhiều loại sản phẩm bao gồm mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm và đồ uống. Theo FDA cho biết, paraben đóng vai trò là chất bảo quản giúp sản phẩm có thời gian sử dụng lâu hơn và ngăn chặn vi khuẩn và nấm mốc có hại phát triển. Thông thường trong mỗi sản phẩm sẽ có nhiều hơn một paraben.

Theo Chesahna Kindred – bác sĩ da liễu tại Đại học Howard ở Washington DC (Mỹ), paraben có thể gây rối loạn nội tiết và gián tiếp làm tăng nguy cơ gây ung thư vú. Bạn nên đọc kỹ thành phần và sử dụng các sản phẩm có chứa paraben ở mức độ vừa phải là an toàn nhất. Nhằm phòng ngừa các tác dụng phụ không mong muốn. Để đảm bảo một sức khỏe tốt, người tiêu dùng, đặc biệt là các chị em phụ nữ nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh, uống đủ nước, tập thể dục,…

Chất Retinyl palmitate

Các loại mỹ phẩm dưỡng da chứa Retinyl palmitate
Các loại mỹ phẩm dưỡng da chứa Retinyl palmitate

Đây là phái sinh của vitamine A. Được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm dưỡng da, chống lão hóa. Tuy nhiên, theo ủy ban bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng của châu Âu đã đưa ra thông tin, vitamin A trong mỹ phẩm có thể thấm qua da. Cộng hưởng với vitamin A có sẵn trong cơ thể. Hoặc từ thực phẩm chức năng, thức ăn… mà người tiêu dùng đã tiêu thụ. Từ đó có thể dẫn đến quá liều gây tác hại cho sức khỏe. Ví dụ như biến đổi bào thai, loãng xương… Vì vậy khi sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da, chống lão hóa, bạn cần lưu tâm đến sự cân đối vitamin A. Nhất là khi dùng đồng thời với các sản phẩm khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *