Tỉ lệ nhập khẩu nông sản Trung Quốc tăng trong năm nay

Nói đến rau củ quả thì chắc chắn thị trường việt Nam không hề thiếu, nhưng với sự diễn biến phức tạp trong đợt dịch thứ 4 vừa qua đã khiến cho các nguồn cung rau củ bị ảnh hưởng ít nhiều. Dấn đến tình trạng nhập rau củ ở nước ngoài tăng cao, không những nhập khẩu của Mỹ, Thái Lan tăng mà nhiều nhất vẫn là nhập từ Trung Quốc. Lý do có thể là vì các nông sản Việt Nam đang khó khăn trong việc thu hoạch và vận chuyển tiêu thụ, đồng thời nông sản của Trung Quốc nhập về với giá thành vô cùng rẻ. Điều này thu hút các thương lái, từ đó dẫn đến tình trạng tỉ lệ nhập khẩu trái cây Trung Quốc tăng mạnh tại Việt Nam.

Tỉ lệ nhập rau củ tăng trong năm

Từ số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, Hiệp hội Rau quả Việt Nam tính toán sơ bộ trong tháng 10, nhập khẩu rau quả Việt Nam ước đạt gần 130,7 triệu USD. Tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 10 tháng 2021, giá trị nhập khẩu rau quả Việt Nam ước đạt 1,201 tỉ USD. Tăng 14,7 % so với cùng kỳ 2020. Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trong 9 tháng, Trung Quốc là nguồn cung rau quả lớn nhất. Chiếm đến gần 30% thị phần, tương đương 317,4 triệu USD. Tăng gần 32% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bắp cải Trung Quốc (trên xe) đóng gói chuyên nghiệp 
Bắp cải Trung Quốc (trên xe) đóng gói chuyên nghiệp

Mỹ đứng thứ hai với gần 223,5 triệu USD, tăng gần 1% so với cùng kỳ năm 2020. Thái Lan từng nhiều năm đứng vị trí số 1 về cung cấp rau quả cho Việt Nam. Nhưng nay đã rớt xuống vị trí thứ 7 với giá trị nhập khẩu chỉ gần 31 triệu USD. Giảm 45% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nông sản Việt gặp khó khăn trong thu hoạch và vận chuyển

Lý giải về việc gia tăng mạnh mẽ của rau quả Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho hay trong thời gian các tỉnh miền Nam và TP HCM thực hiện giãn cách để chống dịch Covid-19, nông sản Việt Nam gặp khó trong thu hoạch và vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

Táo Trung Quốc bán lề đường tại TP HCM
Táo Trung Quốc bán lề đường tại TP HCM

“Trong khi đó, phía Trung Quốc gần như không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Do đó sản xuất, thu hoạch nông sản vẫn bình thường. Việc chuyển một container rau quả từ biên giới Trung Quốc ở thời điểm này về Hà Nội hay các tỉnh phía Bắc, miền Trung, thậm chí là TP HCM dễ dàng hơn việc gom hàng từ các vườn miền Tây hay Lâm Đồng đi các tỉnh. Đối với rau quả, Việt Nam xuất siêu sang Trung Quốc. Do đó hàng Trung Quốc tận dụng xe tải trống ở chiều về. Ví dụ xe chở thanh long lên biên giới – PV với cước phí rẻ nên giá cà rốt, bắp cải, khoai tây, táo,… Trung Quốc tại Việt Nam rất rẻ.” – ông Nguyên phân tích.

“Đứt” hàng nội, thương lái chuyển qua hàng Trung Quốc

Khảo sát tại chợ đầu mối Mê Linh (H.Mê Linh, Hà Nội) chuyên cung ứng các loại rau cho thị trường Hà Nội và các tỉnh phía bắc cho thấy các loại củ cải trắng, cà rốt, khoai tây, súp lơ, cải thảo, cà chua được bán rất nhiều. Song các thương lái thừa nhận đây là hàng nhập từ Trung Quốc. Trong khi rau quả trong nước thời điểm này chủ yếu là các loại rau ăn lá. Ví dụ như cải chíp, cải ngồng, các loại bí, đỗ xanh. Rau quả Trung Quốc về chợ ồ ạt khiến giá sản phẩm cùng loại trong nước giảm mạnh.

Các quy định kiểm soát, phong tỏa phòng dịch Covid-19 khiến lưu thông. Cung ứng rau từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ bị đứt gãy. Nhiều chợ đầu mối tại TP.HCM ngừng hoạt động, nguồn cung trung chuyển từ phía nam ra bắc bị chia cắt. Vô tình tạo ra cơ hội và lợi thế cho hàng Trung Quốc tràn vào chiếm lĩnh thị trường ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *