Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em và những điều mẹ cần biết

Bệnh sốt xuất huyết (hay sốt Dengue) là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý một số biểu hiện của sốt xuất huyết ở trẻ em. Để có thể nhận biết và điều trị cho trẻ nhanh chóng. Hãy đi khám và điều trị bệnh kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. Sốt xuất huyết là bệnh lý cấp tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Trong trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm. Xét nghiệm tiểu cầu để theo dõi tình trạng bệnh và kê đơn thuốc điều trị tại nhà giúp trẻ nghỉ ngơi. Tránh nguy cơ lây nhiễm chéo sang những trẻ em khác.

Triệu chứng bênh sốt xuất huyết ở trẻ em

Giai đoạn đầu của bệnh
Giai đoạn đầu của bệnh, trẻ sẽ phát sốt

Sốt xuất huyết ở trẻ em có biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau và diễn biến phức tạp. Sự khởi phát của bệnh thường khá đột ngột và diễn biến bệnh nhanh chóng. Từ nhẹ đến nặng qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.

Giai đoạn đầu là sốt

Ở giai đoạn đầu của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em. Trẻ bị sốt cao đột ngột, liên tục. Trẻ còn nhỏ thì bứt rứt, quấy khóc. Trẻ lớn hơn thì than đau đầu, cảm thấy chán ăn, buồn nôn. Cũng như biểu hiện da sung huyết (quan sát thấy có chấm xuất huyết dưới da), đau cơ khớp. Có thể nhức ở hai hố mắt, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

Trong quá trình chăm sóc trẻ khi bị sốt xuất huyết. Cần ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời nếu nhận thấy trẻ có một trong các biểu hiện sau đây:

  • Vật vã, lừ đừ;
  • Đau bụng ngày càng nặng;
  • Da xung huyết nhưng tứ chi lạnh;
  • Nôn ói đột ngột, liên tục;
  • Xuất huyết tiêu hóa đột ngột.

Giai đoạn nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết

Sau giai đoạn sốt, trẻ tiến vào giai đoạn nguy hiểm của bệnh. Thường rơi vào khoảng ngày thứ 3 – 7 sau khi mắc bệnh. Biểu hiện của sốt xuất huyết ở trẻ vào giai đoạn này có thể còn sốt hoặc đã thuyên giảm. Trẻ bị thoát huyết tương (Lượng huyết tương trong máu thoát ra ồ ạt khiến bụng bị chướng to. Thường kéo dài trong 24 – 48 giờ, nguy cơ dẫn đến tử vong ở các bệnh nhi sốt xuất huyết).

Giai đoạn phục hồi

Sau giai đoạn nguy hiểm chừng 48 – 72 giờ là giai đoạn phục hồi, trẻ hết sốt, tình trạng cải thiện nhiều, biểu hiện thèm ăn, huyết áp ổn định hơn và tiểu nhiều hơn. Khi xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng lên nhanh, số lượng tiểu cầu dần trở về mức bình thường, nhưng thường chậm hơn so với bạch cầu.

Cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Vệ sinh nhà cửa
Vệ sinh nhà cửa để loại bỏ nơi sinh sống và sinh sản của muỗi
  • Cha mẹ có thể loại bỏ nơi sinh sống và sinh sản của muỗi, tiêu diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:
  • Đậy kín các dụng cụ có chứa nước, để muỗi không thể vào đẻ trứng;
  • Thả cá vào các dụng cụ đựng nước dung tích lớn (bể, giếng, chum, vại…). Để cá ăn hết lăng quăng/bọ gậy nếu có. Các loại cá nên lựa chọn là cá bảy màu, cá sóc, cá rô phi, cá chép, cá lê Argentina,…
  • Vệ sinh tất cả các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *