Nắm rõ nghệ thuật xin lỗi để trở nên tinh tế hơn

Tất cả chúng ta đều từng phạm sai lầm và phải nói lời xin lỗi trong cuộc sống. Tuy nhiên, chất lượng của lời xin lỗi mới là thứ nói lên phần lớn tính cách và giá trị của bạn. Về bản chất, việc bày tỏ sự hối hận của bạn có thể khiến bạn khó chịu. Lời xin lỗi thiếu chân thành có thể khiến tình huống trở nên tồi tệ hơn, và thời điểm để nói ra lời xin lỗi cũng cần cân nhắc. Một lời xin lỗi nhận được quá nhanh có thể bị coi là không đủ thành tâm. Ngược lại, nếu lời xin lỗi của bạn đến quá muộn, nó có thể gây thêm tổn thương. Vì vậy, hãy tham khảo nghệ thuật xin lỗi để đưa ra giải pháp và hy vọng khôi phục lại sự tự tin từ bạn nhé.

Biết nói lời xin lỗi kịp thời

Nếu bạn đã biết hay làm điều gì sai, đừng để quá lâu rồi mới nói lời xin lỗi. Bạn không nên chần chừ hãy đợi đến lúc thích hợp mới bày tỏ sự ăn năn mà phải nói ngay. Khi nói ra, bạn không cần kiểu cách hay trau chuốt lời nói mà chỉ cần sự chân thành. Đây chính là một trong những yếu tố lớn cần chú ý trong nghệ thuật xin lỗi.

Nên nhận lỗi trước mặt đối phương

Nói lời xin lỗi một cách chân thành trước mặt đối phương
Nói lời xin lỗi một cách chân thành trước mặt đối phương

Tùy theo từng hoàn cảnh nhưng nếu có thể, bạn nên xin lỗi mặt đối mặt là hay nhất. Nếu không bạn có thể dùng nhiều phương cách khác nhau như gọi điện thoại, viết mail, gửi hoa… Bằng cách này người bị tổn thương sẽ cảm thấy đỡ hơn rất nhiều do sự chân thành của bạn và do sự trung thực của bạn. Đây là một nghệ thuật xin lỗi đầy tinh tế mà bạn nên tham khảo.

Học cách nói lời xin lỗi chân thành

Nói lời “xin lỗi” như một thử thách trong cuộc sống. Đặc biệt là khi bạn cho rằng mình đúng, bạn bị hiểu lầm, tuyệt nhiên suy nghĩ ấy rất khó xê dịch. Một lời “xin lỗi” mang sứ mệnh bù đắp, mưu cầu sự tha thứ khi nó được đáp ứng bởi hai yếu tố chân thành và trách nhiệm. Một lời xin lỗi theo sau đó là “nhưng mà…” thì điều ấy chứng tỏ bạn vẫn chưa hoàn toàn thừa nhận trách nhiệm. Nếu bạn chỉ nói “Tôi xin lỗi” và để đó, thì đối phương sẽ chẳng cảm nhận được chút thành ý nào từ bạn. Bạn phải thể hiện sự hối hận và trách nhiệm với hành động của mình. Bạn cần hiểu rằng mình đã làm tổn thương người ấy thế nào.

Lắng nghe một cách chân thành

Lắng nghe cảm nhận của đối phương để giải quyết vấn đề triệt để
Lắng nghe cảm nhận của đối phương để giải quyết vấn đề triệt để

Bạn đã làm điều lỗi với “đối phương”, nay bạn chịu nhận lỗi và lắng nghe sự giận dữ một cách chân thành. Hãy để “đối phương” nói ra hết suy nghĩ, bực bội oán giận và rồi mọi thứ sẽ sớm được giải quyết. Bạn không nên mất kiên nhẫn khi nghe hay tỏ thái độ nóng lòng.

Sử dụng những cử chỉ đẹp sau đó

Nếu bạn nghĩ rằng việc gửi thiệp, hoa hay kẹo tiếp sau đó có thể giúp “đối phương” vui hơn… thì bạn cứ tiếp tục làm. Việc này có ý nghĩa hơn nếu bạn trực tiếp mang hoa, quà tặng đến cho họ.

Đừng hấp tấp, vội vàng

Thật là khó để bắt “đối phương” chịu tha lỗi cho bạn ngay được vì nó còn tùy thuộc vào việc họ cảm thấy bị lỗi ít hay nhiều. Nó đòi hỏi phải có thời gian cho họ tha lỗi và quên đi. Bạn không nên tạo áp lực cho họ khi họ chưa thật sự sẵn sàng. Trong những khoảng thời gian này điều cần thiết ở bạn chính là chân thành. Bạn đã làm một điều sai vậy hãy chờ thời gian để chúng phai nhạt dần.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *