Tích cực tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong tháng 10/2021, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ước đạt khoảng 42.000 tỷ đồng, tăng gần 19% so với tháng 9. Điều này cho thấy những giải pháp mà Chính phủ đưa ra trong phòng chống dịch bệnh, phát triển kinh tế – xã hội… và sự nỗ lực của các bộ, ngành trung ương và thành phố đã bước đầu có hiệu quả. Tuy nhiên, trong 10 tháng của năm 2021, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng thừa nhận, tình hình giải ngân vốn đầu tư công vẫn còn chậm, thấp so với cùng kỳ năm trước và chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.

Hiện nay nền kinh tế dần mở cửa trở lại theo lộ trình. Việc giải ngân vốn đầu tư công dự báo sẽ có dấu hiệu tích cực hơn. Chính phủ, cũng như các bộ, ngành đang tích cực tháo gỡ những khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong 10 tháng

Bộ Tài chính cho biết, ước đến hết tháng 10 cả nước giải ngân 257.387 tỷ đồng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2021. Đạt 55,8% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Theo Bộ Tài chính, con số này thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020 (năm 2020 đạt 67,25%). Trong số đó vốn trong nước đạt 52,41% (cùng kỳ năm 2020 là 72,75%). và vốn nước ngoài đạt 15,29% (cùng kỳ năm 2020 đạt 30,15%).

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong 10 tháng
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong 10 tháng đạt 55,8%

Thống kê Bộ Tài chính, có 7 bộ và 20 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 65%. Một số bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm Ngân hàng phát triển Việt Nam đạt 100%, Uỷ ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam đạt 92,04%, Thái Bình đạt 85,66%, Thanh Hóa đạt 82,85%, Thừa Thiên Huế đạt 78,84, Hà Tĩnh đạt 77,98%… Bên cạnh đó, nhiều bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt thấp. 32/50 bộ và 21/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 50%. Trong số đó có 20 bộ và 4 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 30%.

Nguyên nhân việc giải ngân vốn đầu tư chậm

Tác động mạnh bởi dịch Covid-19

Theo các nhà phân tích, giải ngân vốn đầu tư công năm nay bị tác động mạnh bởi dịch Covid-19. Các biện pháp giãn cách xã hội đã dẫn đến gián đoạn vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu và thiết bị để triển khai thi công. Giá nguyên vật liệu đầu vào cũng tăng.

Tác động mạnh bởi dịch COVID-19
Dịch Covid tác động mạnh tới tình hình giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2021

Đồng thời, việc triển khai phòng, chống dịch bệnh tại một số địa phương chưa được thống nhất, đồng bộ. Việc này làm ảnh hưởng đến việc lưu thông hàng hóa, nguyên vật liệu xây dựng. Gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án. Trong đó có các dự án sử dụng vốn đầu tư công. Đặc biệt, do giãn cách xã hội tại các tỉnh, thành phố, các cơ quan hành chính làm việc qua hệ thống công nghệ thông tin nên cũng ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các công việc. Đặc biệt trong thẩm định tại các cơ quan chuyên ngành.

Những nguyên nhân cố hữu

Giải ngân chậm còn do công tác điều hành, tổ chức thực hiện có lúc, có nơi; chưa kịp thời, bị động, thiếu quyết liệt. Ngoài ra, các nhà phân tích cho rằng không thể không nhắc tới những nguyên nhân cố hữu. Ví dụ như:  Nhiều vướng mắc về giải phóng mặt bằng đã tồn tại từ lâu nhưng chưa có giải pháp xử lý dứt điểm. Khó khăn trong công tác đấu thầu và thi công. Hay do giá các vật liệu xây dựng trên thị trường tăng mạnh. Tác động trực tiếp đến chi phí của doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng. Làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công các dự án. Hay công tác lập kế hoạch vốn chưa sát với thực tế và khả năng giải ngân…,

Những nguyên nhân cố hữu
Công tác giải phóng mặt bằng chậm ảnh hưởng tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Tóm lại, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc giải ngân vốn đầu tư công chậm. Nhưng rõ ràng COVID-19 là yếu tố chưa từng có tiền lệ. Dịch Covid-19 đã tác động mạnh tới tình hình giải ngân vốn đầu tư công trong năm nay. Có thể nói, chưa bao giờ nền kinh tế Việt Nam phải dồn nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch như thời gian qua. Cũng chưa bao giờ nhiều tỉnh, thành phải thực hiện các biện pháp giãn cách trên diện rộng như vậy. Tuy nhiên, khi nền kinh tế từng bước mở cửa lại theo lộ trình. Giải ngân vốn đầu tư công cũng đã có những tín hiệu tích cực hơn trong tháng 10. Nếu cuối năm, tình hình dịch bệnh ổn định hơn, giải ngân vốn đầu tư công sẽ cải thiện hơn.

Cùng tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Những vướng mắc về mặt bằng, nguồn cung cấp vật liệu đã dần được hóa giải. Vấn đề lưu thông đã được thông suốt. Đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho biết, đến nay các đoạn được thực hiện theo hình thức đầu tư công thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông cũng giải ngân gần 66% kế hoạch năm 2021 được giao. “Bộ yêu cầu các chủ đầu tư, ban quản lý dự án phải duy trì bộ máy trên công trường. Cần thiết phải huy động, tăng cường thêm, đặc biệt là vật liệu, thiết bị”, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Duy Lâm cho biết.

Hàng loạt các Nghị quyết số 63, 105 của Chính phủ đã nhanh chóng được ban hành và triển khai. Đây là cơ sở để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. “Phân cấp, phân quyền cho các bộ, ngành, địa phương để họ tự quyết định trong bối cảnh với đồng tiền như thế họ lựa chọn công trình nào là trọng điểm của địa phương đó, của ngành đó”, ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, nhấn mạnh.

Bộ Tài chính cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải hoàn thành giao vốn chi tiết cho các dự án khởi công mới năm 2021 theo đúng quy định tại Quyết định số 1535 của Thủ tướng Chính phủ. Bởi nếu giải ngân đầu tư công chậm sẽ là thách thức đối với việc hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của cả năm nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *