Giá dầu có khả năng tiếp tục tăng trong thời gian sắp tới

Hiện tại, nguồn cung đang còn yếu mà nhu cầu lại tăng cao khi hoạt động sản xuất trở lại sau dịch bệnh, dẫn đến việc giá dầu trên thế giới có khả năng tiếp tục tăng trong thời gian sắp tới. Kết thúc phiên giao dịch 11/9, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 1,35 USD lên 84,78 USD / thùng. Trong khi đó giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 2,22 USD, lên mức 84,15 USD / thùng. Giá hai loại dầu này hiện đạt mức cao nhất kể từ ngày 26/10.

Hiện nay, thế giới về cơ bản đã kiểm soát được đại dịch COVID-19. Nhưng kinh tế thế giới đang phải vật lộn với giá cả hàng hóa, giá các nguyên liệu đầu vào. Đặc biệt là giá xăng dầu đang tăng cao vì hoạt động kinh tế thế giới đang phục hồi mạnh mẽ từ đáy đại dịch. Bên cạnh đó, nhu cầu về dầu tăng nhanh nhưng sản lượng khai thác dầu lại không tăng tương ứng. Dẫn đến thiếu hụt nguồn cung, và tăng giá như hiện này…

Dự báo giá dầu tiếp tục tăng

Kể từ đầu năm tới nay, giá dầu đã tăng khoảng 60%. Từ mức 50 USD/thùng lên mức hiện nay là giao dịch quanh ngưỡng hơn 80 USD/thùng. Giá dầu được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Ông Francisco Blanch – Trưởng bộ phận hàng hóa toàn cầu và phái sinh, Bank of America cho biết: Cuối năm nay và sang cả năm sau, giá dầu sẽ tiếp tục tăng. Và chúng ta sẽ thấy mức 100 USD/thùng. Với nguyên nhân là chênh lệnh cung cầu cũng như việc OPEC sẽ giữ nguồn cung hiện tại trong vòng 12 – 18 tháng tới. Hiện tại, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong tháng 11 đã gần trở lại mức trước đại dịch. Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu ước khoảng 100 triệu thùng dầu mỗi ngày.

Dự báo giá dầu tiếp tục tăng
Dự báo giá dầu tiếp tục tăng trong thời gian sắp tới

Tuy nhiên, trong cuộc họp cách đây ít ngày, trước lời kêu gọi tăng gấp đôi sản lượng từ Mỹ, OPEC+ (liên minh giữa Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa và đồng minh) vẫn duy trì kế hoạch chỉ tăng thêm 400.000 thùng/ngày mỗi tháng cho đến cuối năm 2021. Và kéo dài đến những tháng đầu năm 2022. Trước động thái của OPEC+, phía Mỹ cho biết sẽ dùng mọi biện pháp có thể để giảm bớt “cơn khát” của thị trường năng lượng. Một trong những giải pháp Mỹ có thể tính đến là bơm dầu từ Kho dự trữ dầu chiến lược (SPR) của nước này. Đây là kho dự trữ dầu lớn nhất thế giới. Việc này có thể giúp Mỹ hạ nhiệt giá năng lượng ngay tại thị trường nội địa. Tuy nhiên, nó vẫn được cho chỉ là giải pháp tạm thời.

Nguyên nhân đẩy giá dầu lên cao

Nhu cầu cao nhưng nguồn cung hạn chế và cần thời gian để khôi phục; trong khi các nguồn cung mới cần thời gian để đầu tư, tìm kiếm… đã tạo nên sự mất cân đối cung – cầu trên thị trường dầu thô. Trong đó cầu đang vượt cung và điều này đã đẩy giá dầu thô tăng cao trong thời gian qua. Một nhân tố quan trọng đẩy giá dầu leo thang là OPEC+ giữ nguyên kế hoạch tăng sản lượng. Thay vì tăng sản lượng cao hơn như kêu gọi của các nước Mỹ, Ấn Độ.

Nguyên nhân đẩy giá dầu lên cao
OPEC+ giữ nguyên kế hoạch chỉ tăng 400.000 thùng dầu mỗi ngày trong tháng

Bên cạnh đó, thế giới đang hứng chịu cuộc khủng hoảng năng lượng. Đối mặt với mùa Đông năm 2021 được dự báo là khắc nghiệt, lạnh sớm và lạnh sâu nên các nước đang tăng cường dự trữ xăng dầu càng làm giá dầu gia tăng. Cùng với đó, trên thị trường thế giới, giá dầu thô tiếp tục tăng sau khi tồn kho dầu thô của Mỹ bất ngờ giảm. Đặc biệt dự trữ tại kho lưu trữ lớn nhất Mỹ chạm mức thấp nhất trong 3 năm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *