Giới trẻ ngày càng sợ sinh con vì không đủ kinh phí nuôi con

Kinh phí nuôi con luôn là yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sinh con, đẻ cái các bậc phụ huynh trẻ. Đặc biệt là trong tình hình kinh tế khó khăn ngày nay. Việc kiếm tiền đã khó, giá cả mọi thứ đều đang mạnh. Thế nên các cặp vợ chồng trẻ chưa nghĩ nhiều đến việc sinh đẻ. Nếu có thì cũng chỉ sinh 1 bé duy nhất mà thôi. Bên cạnh vấn đề kinh phí sinh đẻ, nuôi dưỡng thì vẫn còn nhiều mối lo khác. Một số bà mẹ thì cho rằng dịch bệnh, môi trường giáo dục tại Việt Nam vẫn thiếu lành mạnh,… Nhìn chúng việc sinh đẻ ở thời điểm hiện tại đã và đang không còn được đặt lên hàng đầu như trước.

Người trẻ sợ sinh con, đẻ cái vì nghèo

Tiền bạc luôn là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nên sinh con hay không
Tiền bạc luôn là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nên sinh con hay không

Tôi 28 tuổi, là người Việt Nam. Anh là người Singapore và đã 40 tuổi. Tôi làm nghề phục vụ tại quán bar. Một hôm, anh đi cùng bạn vào uống bia. Anh rủ tôi đi khách sạn để làm “chuyện ấy”. Tôi làm ăn lương thiện nên nghe anh nói vậy, tôi đã mắng chửi anh đủ điều. Hôm sau, anh lại đến và ríu rít xin lỗi tôi. Sau lần đó, anh lui tới quán thường xuyên hơn. Chúng tôi trở thành bạn bè của nhau. Rồi từ tình bạn chuyển sang thành tình yêu. Khi yêu anh, tôi biết anh nghèo nên càng thương anh hơn.

Còn tôi, tôi đã trôi dạt nơi xứ người bao lâu nay và cũng đã đủ để thèm khát một vòng tay anh che chở. Tôi chấp nhận lời cầu hôn của anh với mong muốn có chồng, sinh con, sống an phận hạnh phúc bên gia đình. Nhưng sau khi cưới, anh nói chúng tôi không được sinh con vì anh nghèo, sợ không nuôi nổi con.

Chúng tôi cưới nhau hơn bốn năm nhưng anh vẫn không chịu sinh con. Hiện tại, tôi phải ở nhà với mẹ chồng vì bà đã già, đi lại bất tiện. Nếu bỏ bà ở nhà một mình, sợ xảy ra chuyện không may. Mọi việc trong nhà tôi phải làm tất. Thế là vô tình tôi đã trở thành osin không lương cho nhà anh.

Tiền bạc không hạnh phúc bằng niềm vui khi được làm cha mẹ

Ai cũng muốn được tận hưởng cảm giác khi được làm cha, mẹ
Ai cũng muốn được tận hưởng cảm giác khi được làm cha, mẹ

Tôi đã nói hết lời với anh. Tôi ao ước có một đứa con để quên đi sự nhàm chán của thời gian. Tôi biết anh yêu tôi, anh rất tốt với tôi nhưng cái tôi cần là đứa con của anh và được sống hạnh phúc bên gia đình nhỏ ấy. Nhưng anh luôn không chịu. Giờ đây, trong lòng tôi cứ suy nghĩ đến chuyện trở về Việt Nam sinh sống. Tôi muốn ở gần cha mẹ và tôi sẽ làm mẹ đơn thân. Tôi không buồn phiền vì mình không có nhiều tiền bạc vì nó cũng chỉ là phù du. Càng lớn tuổi, tôi càng khát khao có con nhưng chồng tôi không muốn đem lại cho tôi niềm hạnh phúc đó.

Có phải ao ước có con của tôi là sự mù quáng không? Nếu bây giờ, tôi trở về Việt Nam sống thì có nhẫn tâm với anh? Tôi yêu anh nhiều lắm nhưng tôi lại mâu thuẫn. Tôi muốn đánh đổi anh để có đứa con. Tôi đã khóc rất nhiều về suy nghĩ này. Có đôi lúc tôi muốn tự kết liễu đời mình vì quá buồn tủi. Tôi bị trầm cảm nặng mà không dám chia sẻ với mẹ tôi vì tôi sợ bà sẽ buồn.

Tỷ lệ sinh con trên thế giới đang ngày càng giảm

Số lượng người trẻ sinh con ngày càng ít
Số lượng người trẻ sinh con ngày càng ít

Tỷ lệ sinh ở Vương quốc Anh đang ở mức thấp kỷ lục, trong đó tỷ lệ sinh ở phụ nữ dưới 30 tuổi ở mức thấp nhất kể từ khi thống kê vào năm 1938. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này, trong đó lý do sinh hoạt phí đắt đỏ ngày càng trở nên phổ biến. Bà Jody Day, người sáng lập mạng lưới hỗ trợ phụ nữ không có con, cho biết 80% là vì lý do hoàn cảnh. Và phần lớn trong số 80% này là do các vấn đề hệ thống, như chưa trả hết nợ sinh viên, tập trung cho sự nghiệp, cộng với giá nhà tăng, thiếu dịch vụ chăm sóc trẻ hợp túi tiền.

Đây cũng là câu chuyện của Cleary. Cô gặp người tình đồng tính của mình khi họ còn đang học để trở thành giáo viên cách đây 9 năm. Cả hai bắt đầu tiết kiệm để mua nhà ở London. Kế hoạch tương lai của họ là sẽ kiếm một công việc được trả lương tốt, tìm một nơi đẹp đẽ để ở, rồi sẽ có con bằng cách nhận con nuôi hoặc xin tinh trùng. Nhưng chỉ vài tháng sau khi dọn vào nhà mới, vụ cháy Grenfell khiến các toà nhà bị yêu cầu chặt chẽ hơn về các biện pháp phòng chống cháy nổ. Toà nhà của họ bị phát hiện có tấm ốp dễ cháy, phí dịch vụ bị thổi phồng, trong khi giá trị của căn hộ bắt đầu giảm.

“Chúng tôi không thể vừa trả tiền thế chấp vừa trả phí dịch vụ bằng đồng lương giáo viên, nên chúng tôi đã bán nó đi, lỗ 20.000 bảng Anh”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *