Tin buồn: một chiếc bánh trung thu tương đương gần 2 tiếng chạy bộ

Bánh trung thu chắc chắn là món ăn khoái khẩu của rất nhiều tâm hồn ăn uống. Vào mỗi dịp trung thu mà thiếu đi loại bánh này thì còn gì là trung thu nữa chứ. Đa dạng hình dáng, mùi vị khiến bánh trung thu được rất nhiều người ưa thích. Nhưng mình xin đem đến một tin buồn nhẹ nhàng cho các bạn đó là một miếng bánh trung thu tương đương tận 15 phút chạy bộ đấy. Lượng kcal trong mỗi chiếc bánh trung thu cực kì lớn, bạn ăn một chiếc bánh trung thu thôi đã đủ cho lượng kcal một ngày rồi, nên những chị em giảm cân cần hết sức lưu ý nhé, một miếng bánh trung thu với cái giá phải trả quá đắt có thể khiến bạn chùn bước với sự hấp dẫn của nó không?

Thành phần chính trong bánh trung thu

Một chiếc bánh tròn cỡ 10×4 cm cung cấp 800-1.200 calo, gấp 5 lần một bát cơm vừa, gấp 2,5 lần một tô phở bò (khoảng 430 calo). Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết bánh trung thu có nhiều loại, nhiều trọng lượng 120 g, 150 g, 180 g, 210 g, 230 g, nhiều vị. Thành phần chính của bánh trung thu là bột, đường, bơ, mỡ lợn… Vỏ của các loại bánh trung thu truyền thống cũng như các loại nhân đậu, nhân hạt sen… được tẩm ướp rất nhiều mỡ và đường. Do đó, bánh trung thu chứa nhiều năng lượng, có độ béo và ngọt rất cao.

Các thành phần chính của bánh trung thu như bột, đường, bơ, mỡ lợn... đều chứa lượng kcal lớn
Các thành phần chính của bánh trung thu như bột, đường, bơ, mỡ lợn… đều chứa lượng kcal lớn

Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết hiện nay có rất nhiều bánh trung thu không ghi nhãn cụ thể về các chất sinh năng lượng. Bánh trung thu có nhiều loại, nhiều trọng lượng 120 g, 150 g, 180 g, 210 g, 230 g, nhiều vị. Chúng đều có điểm chung là chứa nhiều năng lượng, chủ yếu từ chất bột đường và chất béo.

Lượng kcal khủng trong bánh trung thu

Cụ thể, trong 25 g bánh (tương tương 1/5-1/10 bánh) chứa 95-122 kcal. Trong đó bao gồm 10-13 g chất bột đường và 4,3-7,7 g chất béo. Như vậy, một chiếc bánh trung thu 180 g cung cấp từ 500 đến 700 calo, tùy theo loại bánh và thành phần. Một số loại bánh thập cẩm có thể chứa gần 1.000 calo.

Ví dụ, bánh trung thu nướng thập cẩm hai trứng 250 g cung cấp năng lượng 1.095 calo, glucid (chất bột đường) 104,5 g; bánh trung thu dẻo đậu xanh một trứng có năng lượng 807 calo, glucid 158,1 g.

“Muốn tiêu hao hết năng lượng của 1/5-1/10 chiếc bánh trung thu đó. Bạn cần nhảy 15 phút, hoặc lắc vòng 20 phút hoặc chạy bộ 15 phút hoặc làm việc nhà 30 phút”, bác sĩ Hưng nói.

Hãy kiểm soát tổng năng lượng khi ăn bánh trung thu

Hãy kiểm soát tổng năng lượng khi ăn bánh trung thu để tránh hối hận về sau nhé
Hãy kiểm soát tổng năng lượng khi ăn bánh trung thu để tránh hối hận về sau nhé

Ăn bánh trung thu, nếu bạn không chú ý kiểm soát tổng năng lượng trong ngày dễ dẫn đến dư thừa năng lượng, tăng cân, béo phì, rối loạn đường huyết, tăng nguy cơ đái tháo đường. Đặc biệt, người bệnh đái tháo đường cần lưu ý đến khả năng tăng đường huyết sau ăn. Vì thành phần của bánh trung thu là carbohydrate, chúng rất dễ hấp thu và đi nhanh vào máu.

Ăn bánh trung thu không béo

Cách ăn bánh trung thu hạn chế béo và không ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, là nên ăn bánh với “tinh thần thưởng thức trung thu”. Mỗi lần ăn chỉ một phần nhỏ, một phần tư hoặc phần tám. Hoặc bạn có thể sử dụng bánh cho người ăn kiêng. Không nên ăn bánh trung thu khi đói. Bởi đó là lúc cơ thể có khả năng ăn nhiều hơn so với bình thường. Ăn vô tội vạ sẽ khiến cân nặng tăng nhanh.

Không nên ăn bánh trung thu vào buổi tối. Buổi tối, cơ thể vận động ít, khả năng tiêu hao năng lượng thấp hơn ban ngày. Nếu ăn, khả năng chúng tích tụ lại thành mỡ thừa rất cao. Cách tốt nhất là nên chia bánh thành nhiều phần nhỏ và thưởng thức vào từng thời điểm trong ngày. Khi ăn, cần cân nhắc tổng thể năng lượng, thành phần dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt. Từ đó điều chỉnh lượng thức ăn khác trong ngày. Ngoài ra, kết hợp tập luyện để tăng mức tiêu hao năng lượng trong cơ thể.

Trà là thức uống hay được sử dụng khi ăn bánh trung thu. Trà xanh hay trà ô long hợp với bánh có vị mặn và trà hoa cúc hợp hơn với bánh có vị ngọt. Những loại trà này chứa axit acetic. Nó sẽ giúp tiêu hóa và phân giải chất béo tốt hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *